4P (MARKETING MIX) LÀ GÌ?

Để có thể chuyển đổi từ hoạt động Marketing đến mục đích cuối cùng là đem về doanh thu thì phải trải qua rất nhiều hoạt động khác bằng rất nhiều hình thức. Trong đó, việc xây dựng chiến lược bài bản là then chốt để có thể thành công và mô hình 4P chính là “kim chỉ nam” của các nhà tiếp thị. Vậy 4P trong Marketing là những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Marketing Mix là gì?

Theo cha đẻ của Marketing hiện đại, Philip Kotler: “Marketing Mix ( Marketing hỗn hợp) là tập hợp những công cụ tiếp thị mà nhà tiếp thị sử dụng để tạo ra sự mong muốn từ thị trường mục tiêu”. Nó bao gồm mọi thứ mà doanh nghiệp có thể làm để ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm đối với khách hàng. Marketing Mix có mô hình 4P như sau: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến).

marketing-mix-là-gì

4P trong Marketing

Product (sản phẩm)

Sản phẩm không nhất thiết phải là hàng hóa vật chất mà còn là dịch vụ, ý tưởng và tair nghiệm.

Các yếu tố cần xem xét: chất lượng, tính năng, thiết kế, bao bì, thương hiệu, dịch vụ hậu mãi.

Price (giá): 

Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận.

Các yếu tố cần xem xét: chi phí sản xuất, giá của đối thủ cạnh tranh, giá trị cảm nhận của người dùng.

Place( phân phối)

Bao gồm các kênh phân phối và các địa điểm bán hàng.

Các yếu tố cần xem xét: các kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp, kho bãi, địa điểm bán lẻ.

Promotion (xúc tiến)

Xúc tiến là các hoạt động bao gồm truyền thông và quảng bá sản phẩm/dịch vụ/ý tưởng/trải nghiệm.

Các yếu tố cần xem xét: quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến mãi , khuyến mại, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp.

4P-cua-marketing-mix

Vai trò của 4P trong Marketing

Xây dựng chiến lược Marketing toàn diện: 4P giúp các nhà tiếp thị xác định rõ các yếu tố cơ bản và cần thiết để tiếp cận và thuyết phục khách hàng.

Tạo ra giá trị cho khách hàng: bằng cách tối ưu hóa 4P, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm mới, chất lượng, cung cấp dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Tăng cường lợi thế cạnh tranh: 4P giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Thúc đẩy doanh số bán hàng và lợi nhuận: Một chiến lược 4P hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và tối đa hóa lợi nhuận.

Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ: 4P giúp doanh nghiệp xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Ưu và nhược điểm của 4P

Ưu điểm:

Đơn giản và dễ áp dụng.

Phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp và ngành nghề.

Giúp doanh nghiệp tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất trong marketing.

Nhược điểm:

Có thể quá tập trung vào sản phẩm và bỏ qua các yếu tố khác như dịch vụ khách hàng.

Không phù hợp với các ngành nghề có tính dịch vụ cao

Cần được điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

Case study: Apple 

Apple là một trong những thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới, nổi tiếng với các sản phẩm sáng tạo, thiết kế tinh tế và hệ sinh thái khép kín. Thành công của Apple có sự đóng góp không nhỏ từ chiến lược 4P được triển khai một cách bài bản và nhất quán.

Product (Sản Phẩm):

Tập trung vào thiết kế sang trọng tối giản, sự điều chỉnh và đổi mới các tính năng

Apple luôn đặt sự đổi mới về tính năng lên hàng đầu, liên tục nghiên cứu và phát triển các sản phẩm với tính năng độc đáo và thiết kế tối giản, tinh tế.

Các sản phẩm như iPhone, iPad, MacBook, Apple Watch đều được chăm chút tỉ mỉ từ thiết kế phần cứng đến phần mềm, tạo ra trải nghiệm người dùng liền mạch và đẳng cấp.

Các sản phẩm của Apple

Hệ sinh thái khép kín:

Apple xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ khép kín, cho phép các thiết bị và phần mềm tương tác và kết nối với nhau một cách mượt mà.

Điều này tạo ra sự tiện lợi và trung thành từ phía khách hàng.

marketing-mix-chien-luoc-dinh-gia

Hệ sinh thái của Apple

Chất lượng và độ tin cậy:

Apple chú trọng vào chất lượng sản phẩm và độ tin cậy, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng.

Price (Giá Cả):

Chiến lược định giá cao cấp:

Apple định giá sản phẩm của mình ở phân khúc cao cấp, tạo ra sự độc quyền và đẳng cấp cho thương hiệu.

Khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn để sở hữu sản phẩm Apple vì họ tin rằng sản phẩm mang lại giá trị tương xứng.

Giá trị cảm nhận:

Apple tập trung vào việc xây dựng giá trị cảm nhận cho sản phẩm, tạo ra cảm giác sở hữu một sản phẩm cao cấp và độc đáo.

Place (Địa Điểm):

Cửa hàng Apple Store:

marketing-mix-chien-luoc-phan-phoi

Apple store ở Bangkok Thái Lan

Apple có hệ thống cửa hàng Apple Store sang trọng và hiện đại trên toàn thế giới, tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và chuyên nghiệp.

Cửa hàng Apple Store không chỉ là nơi bán hàng mà còn là nơi trưng bày sản phẩm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ và xây dựng cộng đồng người dùng.

Kênh phân phối trực tuyến và đại lý ủy quyền:

Ngoài Apple Store, Apple còn phân phối sản phẩm thông qua website trực tuyến và các đại lý ủy quyền trên toàn thế giới, đảm bảo sự tiếp cận rộng rãi đến khách hàng.

Promotion (Xúc Tiến):

Chiến dịch quảng cáo sáng tạo:

Apple nổi tiếng với các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, tập trung vào việc truyền tải thông điệp về sự đổi mới, sáng tạo và phong cách sống.

Các quảng cáo của Apple thường có hình ảnh đẹp mắt, âm nhạc ấn tượng và thông điệp truyền cảm hứng.

marketing-mix-chien-luoc-xuc-tien

Chiến dịch quảng cáo IPhone 15 Pro “Đừng làm nó phức tạp”

Sự kiện ra mắt sản phẩm:

Apple tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm hoành tráng, thu hút sự chú ý của giới truyền thông và người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Xây dựng cộng đồng người dùng:

Apple xây dựng cộng đồng người dùng trung thành thông qua các diễn đàn.

Chiến lược 4P của Apple là một ví dụ điển hình về việc kết hợp hài hòa các yếu tố sản phẩm, giá cả, địa điểm và xúc tiến để tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ và thành công. Apple đã xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ độc đáo, định giá sản phẩm cao cấp, tạo ra trải nghiệm mua sắm đẳng cấp và triển khai các chiến dịch quảng cáo sáng tạo.

Kết luận

Marketing Mix là một công cụ quan trọng để các doanh nghiệp lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược tiếp thị hiệu quả. Bằng cách tối ưu hóa các yếu tố trong Marketing Mix, các doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Các bài viết liên quan:
Marketing truyền thống và hiện đại 
Những khóa học Marketing dành cho người mới bắt đầu
Ngành Marketing tại Cao đẳng Sài Gòn

 

Bài liên quan: