Dược sĩ gánh cả “hàng trăm chuyên ngành”

Nếu bạn quan tâm đến khối ngành sức khỏe, khoa học sức khỏe và y tế, có lẽ bạn sẽ biết học bác sĩ sẽ có 4 chuyên ngành lớn Nội – Ngoại – Sản – Nhi. Còn khi học Dược sĩ, bạn sẽ phải nằm lòng tất cả loại thuốc điều trị mọi bệnh, từ tiêu hóa sang hô hấp, tim mạch đến những bệnh cấp tính như cúm… cho đến nghiên cứu văcxin, các loại thuốc mới.  

Sinh viên khoa Dược, HIU, sẽ được học chuyên sâu về nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược học, hướng dẫn sử dụng thuốc

Bạn không thiếu cơ hội để làm việc

Đại học Quốc tế Hồng Bàng vừa ký ghi nhớ hợp tác tuyển dụng với chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam Pharmacity. Ông Lê Bảo Chân Thiện, Đồng sáng lập Cty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity, cho biết chuỗi nhà thuốc này hiện có hơn 500 nhà thuốc, cuối năm 2021, con số này sẽ tăng lên 1000 nhà thuốc và 5 năm nữa là 5000 nhà thuốc. Pharmacity cần ít nhất là 25.000 dược sĩ.

Song song đó, theo một báo cáo “Đặc thù trong tuyển dụng và môi trường làm việc trong ngành Dược và Thiết bị Y tế” mới nhất của Navigos Group, 51% doanh nghiệp trong ngành luôn có nhu cầu tuyển dụng trình dược viên, quản lý kinh doanh khu vực, phát triển thị trường, dược sĩ.

Người dân Việt Nam hiện nhận thức về sức khỏe và hành vi sử dụng các sản phẩm dược thay đổi theo hướng tích cực hơn. Ông Gaku Echizenya, Tổng giám đốc Navigos Group Việt Nam, nhận định, nguồn nhân lực ngành dược có chuyên môn cao… vẫn luôn thiếu hụt.

Dược học Đại học Quốc tế Hồng Bàng, mã ngành 7720201, là ngành học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

Chuẩn hóa chuỗi cung ứng dược, cần dược sĩ lâm sàng

Trong khi đó, Sở Y tế TPHCM cũng vừa ban hành kế hoạch phát triển dược lâm sàng, chuỗi cung ứng dược giai đoạn 2021 – 2025. Chỉ tiêu đầu tiên mà Sở Y tế TPHCM đề ra là đạt ít nhất 1,5 dược sĩ lâm sàng (DSLS) trên 200 giường bệnh (1 DSLS/40 giường bệnh hồi sức tích cực và 1,5 DSLS/1.000 đơn thuốc ngoại trú). Đồng thời 100% DSLS phải qua đào tạo, đủ điều kiện chuyên trách dược lâm sàng theo quy định.

Kế hoạch này nhằm thực hiện Nghị định số 131/2020/NĐ-CP, ngày 2/11/2020, của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám, chữa bệnh, bảo đảm tính đồng bộ, kịp thời, thống nhất và hiệu quả; bảo đảm việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y văn và thực hành dược; mô tả các hoạt động và dịch vụ của dược sĩ lâm sàng để phát triển và thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và đúng đắn các thuốc và vật dụng y tế. Người dược sĩ lâm sàng có thể làm việc tại bệnh viện, các nhà thuốc cộng đồng, các nhà an dưỡng, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, các dưỡng đường và các đơn vị khác, nơi có thuốc được kê đơn và sử dụng.

Dược học là môn học nghiên cứu về thuốc trên hai lĩnh vực chính là các quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ chế; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh.

Môn học “ Dược” nhấn mạnh trên kiến thức về tổng hợp, hóa học và bào chế thuốc. Còn “Dược lâm sàng” nghiêng nhiều hơn về việc phân tích các nhu cầu của đông đảo người dùng mong muốn đối với thuốc, các cách dùng thuốc và tác động của thuốc trên bệnh nhân, dịch chuyển trọng tâm từ thuốc sang đối tượng dùng thuốc.

Ngành Dược học HIU chú trọng Dược lâm sàng

Dược học, mã ngành 7720201, là ngành học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học. Đây là môn học nghiên cứu về thuốc trên hai lĩnh vực chính là các quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ chế; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh.

ThS.DS Trần Thị Thu Hằng, Phó Trưởng Phụ trách khoa Dược, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, cho biết: “Với 8 bộ môn, 14 phòng thí nghiệm, 50 giảng viên cơ hữu và gần 5000 sinh viên, Khoa Dược HIU được xem là một cơ sở của khối sức khỏe ngoài công lập hoàn chỉnh và đào tạo bài bản. Sinh viên sẽ được học chuyên sâu về nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược học, hướng dẫn sử dụng thuốc.”

ThS.DS Thu Hằng nhấn mạnh, Khoa Dược của HIU chú trọng 2 mũi nhọn trong ngành Dược: 1, Dược lý – Dược Lâm sàng nhằm để tư vấn dùng thuốc dành cho bác sĩ và bệnh nhân; bệnh nhân ở các nhà thuốc cộng đồng và bệnh nhân trong bệnh viện. 2, Quản lý và cung ứng thuốc. Hai chuyên ngành này phù hợp với định hướng của Sở Y tế TPHCM trong kế hoạch phát triển dược lâm sàng, chuỗi cung ứng dược giai đoạn 2021 – 2025. Đây là nhu cầu có thật, tiếp cận với xã hội.

ThS.DS Trần Thị Thu Hằng hơn 50 năm giảng dạy và nghiên cứu các lĩnh vực Dược lý, Dược Động học, Dược Lâm sàng. Cô viết và xuất bản gần 10 đầu sách giáo khoa sử dụng rộng rãi trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Y Dược trên toàn quốc. Một trong những cuốn sách được các Dược sĩ và Bác sĩ đánh giá cao là cuốn “Dược lực học” đã liên tục tái bản 24 lần suốt 26 năm từ năm 1994 đến nay.

PHÒNG TUYỂN SINH VÀ TRUYỀN THÔNG

Cơ sở 1:215 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Cở sở 2: 120 Hòa Bình, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM

Cơ sở 3:371 Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại: 028.7308.3456 Ext: 3401 – Hotline: 0938 692015 – 0964 239172

Website: https://hiu.vn/ – Facebook: https://www.facebook.com/hiu.vn/

Email: tuyensinh@hiu.vn – admission@hiu.vn

Bài liên quan: