Vào kỷ nguyên 4.0, công nghệ ngày càng phát triển và truyền thông trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, truyền thông xã hội và nhiều lĩnh vực khác. Để hiểu xem bản thân có phù hợp với ngành hay không, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây: “Tất tần tật về ngành truyền thông đa phương tiện, các sĩ tử có biết?”
I. Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành gì?
Truyền thông đa phương tiện là một ngành học sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm có tính đa phương tiện và tương tác trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí. Đơn giản mà nói, nó bao gồm việc thiết kế đồ họa, trò chơi điện tử, hoạt hình 3D, thiết kế web và làm phim, tất cả được thực hiện trên máy tính. Các sản phẩm truyền thông như quảng cáo, truyền hình và Internet, cũng như các sản phẩm giải trí hiện đại như game, điện ảnh và hoạt hình, mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều là kết quả của ngành này.
II. Các chuyên ngành của truyền thông đa phương tiện
Khi theo học Ngành Truyền thông đa phương tiện, sinh viên có thể lựa chọn theo học nhiều chuyên ngành khác nhau, bao gồm:
1. Truyền thông quảng cáo
Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng đa dạng trong lĩnh vực quảng cáo. Sinh viên sẽ được học về lý thuyết, cách triển khai và đánh giá sản phẩm quảng cáo, lên kế hoạch và quản lý chiến dịch quảng cáo. Ngoài ra sinh viên còn được tiếp cận kiến thức chuyên sâu về thiết kế, sáng tạo nội dung… Với tính chất đa dạng và sự kết hợp giữa sáng tạo và kỹ thuật, đây là chắc chắc là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của những bạn trẻ năng động, đam mê sáng tạo và khát khao xây dựng những sản phẩm truyền thông “đỉnh của chóp”.
Chiến dịch quảng cáo ngoài trời mang tên “The Awareness Traffic Light” của Honda, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về việc tham gia giao thông an toàn và vai trò quan trọng của mũ bảo hiểm
2. Truyền thông báo chí
Là một lĩnh vực trong ngành truyền thông đa phương tiện chủ yếu tập trung vào việc thu thập, xử lý, và truyền tải thông tin đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, radio, và trang web tin tức. Sinh viên theo học chuyên ngành truyền thông báo chí sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng như viết, điều tra, nghiên cứu, phỏng vấn, biên tập báo cáo thực tế… Với đầy đủ kiến thức chuyên sâu về xã hội, lịch sử, pháp luật, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội làm việc tại các tòa báo và cơ quan truyền thông.
3. Truyền thông Xã hội
Truyền thông xã hội là một lĩnh vực trong ngành truyền thông đa phương tiện tập trung vào việc sử dụng các nền tảng và công cụ truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và YouTube để tạo, quản lý, phân tích dữ liệu social và truyền tải thông điệp và nội dung đến khán giả.
4. Quảng cáo Kỹ thuật số
Quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời
Đây là lĩnh vực tập trung vào việc sử dụng công nghệ để tạo ra và quản lý các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo Kỹ thuật số bao gồm các hình thức quảng cáo trực tuyến (như quảng cáo trên trang web, mạng xã hội, quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo video) cũng như các hình thức truyền thông khác như email marketing, quảng cáo di động và đa phương tiện. Lĩnh vực này tập trung vào việc sử dụng dữ liệu và công nghệ để tối ưu hóa và đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trực tuyến.
5. Công nghệ Truyền thông
Trường quay
Công nghệ Truyền thông là một ngành học trong ngành truyền thông đa phương tiện liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ trong lĩnh vực truyền thông. Ngành này tập trung vào việc sử dụng công nghệ để truyền tải, lưu trữ, xử lý và quản lý thông tin thông qua các phương tiện truyền thông, bao gồm truyền hình, radio, báo chí, tạp chí, điện thoại di động, internet và các nền tảng truyền thông xã hội
Đây là một ngành đa dạng và đầy thách thức, đòi hỏi kiến thức về cả lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến truyền thông và công nghệ, bao gồm các công ty truyền thông, công ty phần mềm, truyền thông quảng cáo và các tổ chức truyền thông khác.
6. Nghiên cứu Truyền thông
Trong chuyên ngành này, sinh viên nghiên cứu chuyên sâu về quá trình hình thành, phát triển của truyền thông, bên cạnh đó là tranh luận về tin tức thời sự, khủng hoảng truyền thông,… đã và đang diễn ra trong xã hội. Sinh viên cũng sẽ được truyền thụ kiến thức xử lý truyền thông, hoàn thiện kỹ năng viết và truyền tải các thông điệp định hướng truyền thông đến các đối tượng khác nhau.
III. Học ngành Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành mà Cử nhân Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:
– Truyền thông quảng cáo: Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu tại các công ty quảng cáo, PR.
– Truyền thông xã hội: quản lý và phát triển chiến lược truyền thông xã hội cho các thương hiệu và tổ chức.
– Truyền thông báo chí: Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản.
– Truyền hình và phim: tham gia vào quá trình sản xuất, biên tập và quảng cáo chương trình truyền hình và xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim.
– Truyền thông kỹ thuật: tạo ra nội dung đa phương tiện như video, âm thanh, đồ họa và phát triển các ứng dụng và trang web tương tác, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website.
– Quan hệ công chúng: xây dựng và duy trì mối quan hệ với công chúng, viết báo cáo báo chí, tổ chức sự kiện và quảng bá hình ảnh của công ty hoặc tổ chức.
– Quảng cáo: phát triển và thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tạo ra nội dung quảng cáo sáng tạo và tương tác với khách hàng.
– Marketing: tạo ra nội dung truyền thông và quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như website, mạng xã hội và email marketing.
– Giảng dạy và nghiên cứu: Bạn có thể tiếp tục học cao hơn và trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Ngành Truyền thông đa phương tiện.
IV. Tại sao bạn nên chọn ngành truyền thông đa phương tiện?
1. Bạn có sức khỏe tốt: Truyền thông Đa phương tiện là một ngành đòi hỏi sự năng động, linh hoạt, làm việc trong thời gian ngắn và theo các tiến độ chặt chẽ. Điều này có thể tạo ra áp lực công việc và căng thẳng. Vì vậy, sức khỏe tốt giúp bạn chống lại căng thẳng và duy trì tâm trạng tích cực để đối phó với các áp lực, hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
2. Bạn có sức sáng tạo cao: Sáng tạo là một yếu tố quan trọng trong ngành Truyền thông Đa phương tiện, vì các lĩnh vực này đòi hỏi sự tươi mới và độc đáo trong nội dung và cách thức truyền tải thông điệp, thích nghi với xu hướng mới, tạo ra ấn tượng và vượt qua đối thủ cạnh tranh.
3. Bạn có năng khiếu thẩm mỹ: Truyền thông đa phương tiện liên quan đến việc tạo ra nội dung và sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Năng khiếu thẩm mỹ giúp bạn có khả năng đánh giá và tạo ra các thiết kế, hình ảnh, âm thanh và video thu hút người xem. Năng khiếu thẩm mỹ cũng giúp bạn có khả năng sắp xếp thông tin một cách hợp lý và tạo ra trải nghiệm tốt cho người xem.
4. Bạn thích công việc có giờ giấc làm việc linh hoạt: điều quan trọng nhất đối với ngành này chính là chất lượng sản phẩm, do đó các bạn có thể linh động thời gian làm việc để phù hợp với bản thân miễn là các bạn đảm bảo đúng deadline và sản phẩm đạt chất lượng.
5. Bạn chăm chỉ và thích học hỏi: Ngành truyền thông phát triển rất nhanh, với nhiều lĩnh vực và chuyên ngành đa dạng. Sự cạnh tranh trong ngành yêu cầu bạn nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Hai yếu tố này giúp bạn phát triển kỹ năng cá nhân và đáp ứng sự thay đổi của khách hàng và người tiêu dùng.
Đọc thêm:
- Ngành truyền thông đa phương tiện thì nên chọn trường nào?
- Học ngành Truyền thông đa phương tiện có dễ tìm việc không?
Fanpage:Cùng bạn chọn trường
Website: Cùng bạn chọn trường
5
/5Dựa trên 1 lượt đánh giá
5 Star
4 Star
3 Star
2 Star
1 Star
Bởi 03 đánh giá
Lọc theo
binance hesabi olusturma
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.
Buka Akun di Binance
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
Cá nhỏ ghét nước
vậy là truyền thông đa phương tiện nằm trong nhánh truyền thông thôi đúng không ạ?