Chiến lược Marketing là gì? 6 bước để xây dựng chiến lược Marketing 

Marketing trong thời đại 4.0 nắm yếu tố then chốt trong việc quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu và lên một Marketing chiến lược hiệu quả, tối ưu và phù hợp với mình hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua 6 bước để thiết lập một chiến lược Marketing tối ưu trong bài viết sau đây nhé!

Marketing chiến lược là gì?

Marketing chiến lược là một chiến lược tiếp thị mang tính tổng thể của doanh nghiệp, qua việc nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể xác định và đưa ra các kế hoạch Marketing cụ thể. Với mục đích quảng bá sản phẩm hay dịch vụ tiếp cận đến người tiêu dùng tiềm năng và góp phần thúc đẩy phát triển thương hiệu. Tên tiếng Anh của Marketing chiến lược là Marketing Strategy.

Marketing chiến lược phải xác định được khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng, cách thức định vị và tiếp thị sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, tương tác với khách hàng và đo lường kết quả của chiến lược.

Một Marketing mang tính chiến lược tạo ra hiệu quả sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh khác biệt và dài lâu, đồng thời cũng sẽ mang lại nhiều giá trị cho khách hàng. Đây được xem là công cụ quan trọng giúp đưa sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng mục tiêu và tăng doanh số bán hàng  cho  doanh  nghiệp.

chiến-lược-marketing-1

Marketing chiến lược là một chiến lược tiếp thị tổng thể của một doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của Marketing chiến lược trong doanh nghiệp

Marketing chiến lược đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp vì những hiệu quả mà chiến lược này mang lại, bao gồm:

Tăng nhận biết, uy tín về thương hiệu

Tỉ lệ nhận biết của người tiêu dùng về thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua hàng. Qua quá trình thực hiện các chiến dịch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được cả khách hàng cũ và tệp khách hàng mới. Nhờ đó, doanh nghiệp tăng được mức độ nhận biết về thương hiệu trong tâm trí khách hàng, dễ dàng tiếp cận hơn về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Cân bằng ngân sách cho doanh nghiệp

Hiện nay, dễ dàng nhận thấy sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, các sàn thương mại điện tử, Facebook… đây cũng là những “vùng đất màu mỡ” được nhiều doanh nghiệp tận dụng tối đa. Tuy nhiên, đây cũng chính là nơi có sức cạnh tranh lớn, chính vì vậy mà doanh nghiệp phải chi thêm nhiều chi phí cho việc quảng cáo trên các nền tảng này.

Việc áp dụng một chiến lược Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp đó hoàn toàn có thể có khả năng kiểm soát được ngân sách, phân phối lại những kênh không hiệu quả, đồng thời đây cũng là “sân chơi” giúp cho các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp lớn.

Tăng cường sự tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp

Sự tương tác của khách hàng là thước đo cho một Marketing chiến lược thành công. Doanh nghiệp áp dụng những công cụ Marketing khác nhau để có thể thu hút, giữ chân khách hàng và thu thập thông tin cần thiết như Email, số điện thoại của khách hàng khi họ truy cập vào những trang web hay các nền tảng mạng xã hội của doanh nghiệp.

Marketing chiến lược giúp tăng tương tác của khách hàng với doanh nghiệp, từ đó góp phần tăng niềm tin của khách hàng và trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Nâng cao hình ảnh thương hiệu

Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu chạm tới khách hàng. Khi doanh nghiệp xây dựng một chiến lược Marketing đủ tốt và có một tầm nhìn chiến lược bao quát, doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát triển bền vững. Đồng thời, chiến lược Marketing đó khi được triển khai đúng định hướng bạn đầu cũng sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp đó có sức lan tỏa tốt hơn, được nhiều người tiêu dùng biết tới hơn.

chien-luoc-marketing-2

Một chiến lược Marketing tối ưu sẽ thu hút tệp khách hàng mới và nhắc nhớ cả những khách hàng cũ.

6 Bước xây dựng Marketing chiến lược khoa học

Để xây dựng một Marketing chiến lược cần phải làm như thế nào? Theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu các xây dựng chiến lược này chỉ qua 6 bước để đạt được hiệu quả tối ưu.

Bước 1. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu về nhân khẩu học khách hàng như độ tuổi, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, sở thích,…giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng mua hàng của tệp khách hàng tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sỏ để hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ sao cho phù hợp với những đối tượng khách hàng mục tiêu. Bất kể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, sản phẩm ra sao thì cũng nên lấy khách hàng làm trung tâm.

Bước 2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn đi trước đối thủ cạnh tranh của mình, tạo được sự khác biệt và nổi bật hơn đối thủ. Do đó, bạn nên tìm hiểu và phân tích các chiến lược Marketing trên các kênh truyền thông mà đối thủ đang sở hữu, nghiên cứu các chiến dịch quảng cáo, SEO cho website,…Bằng cách này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh. Qua việc tìm hiểu những chiến lược mà đối thủ làm tốt hơn, những yếu điểm mà họ còn tồn tại từ đó sẽ khai thác cơ hội cũng như phương pháp cải thiện cho doanh nghiệp của mình.

Bước 3. Chia nhỏ phễu bán hàng

Việc chia nhỏ phễu bán hàng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến thuật, phương pháp Marketing hiệu quả. Phễu bán hàng có dạng AIDA bao gồm: Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Mong muốn) và Action (Hành động).

Đáy phễu là những người không quan tâm tới thương hiệu, doanh nghiệp cần tìm mọi cách để thu hút nhận thức và sự quan tâm của họ. Tiếp theo, cần kích thích nhu cầu mua hàng bằng cách tạo ra những mong muốn, cuối cùng thúc đẩy họ hành động, có thể là mua hàng, cũng có thể là điền form,…

Thông qua phễu bán hàng, doanh nghiệp có thể chia nhỏ từng kênh đã chọn, vạch ra hành trình mua của khách hàng, từ đó tập trung vào chiến lược Marketing hiệu quả hơn. Chia nhỏ phễu cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra những vấn đề và nhanh chóng chỉnh sửa để quá trình triển khai được diễn ra suôn sẻ nhất.

Bước 4. Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể

Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết lập một chiến lược Marketing tổng thể với 2 hoạt động chính sau:

  • Thiết lập thông điệp: Mỗi chiến lược Marketing đều cần một thông điệp, nội dung tiếp thị phù hợp và ấn tượng, nhằm thu hút sự chú ý và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.
  • Lựa chọn kênh truyền thông: Để có thể tiếp cận được các khách hàng phù hợp, doanh nghiệp phải lựa chọn kênh truyền thông kỹ lưỡng, thông qua việc phân tích, nghiên cứu thị trường.

Bước 5. Triển khai

Sau khi đã xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể, doanh nghiệp cần bắt tay vào triển khai, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp để tối ưu thời gian, nguồn lực và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Doanh nghiệp có thể chia nhỏ mục tiêu lớn của chiến lược thành các mục tiêu nhỏ nhằm dễ dàng triển khai và giám sát hơn, đồng thời có thể tối ưu hoá các nhiệm vụ, mang lại hiệu suất tối đa.

Bước 6. Đo lường, đánh giá, chỉnh sửa

Bước cuối cùng, doanh nghiệp cần thiết lập các chỉ số, quy chuẩn cụ thể để làm cơ sở cho việc đánh giá đo lường. Từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp, hành động xử lý trước những rủi ro hoặc vấn đề phát sinh.

chien-luoc-marketing-3

Marketing chiến lược giúp cho doanh nghiệp định vị được khách hàng mục tiêu.

Bài liên quan: