Nhu cầu việc làm, thị trường lao động
Cơ hội việc làm với mức lương khởi điểm cao
Hiện nay, CNKT Hóa học là một trong nhóm ngành kỹ thuật chủ lực của nước ta, đòi hỏi một số lượng lớn nhân lực trong thời gian tới. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang đứng trước thách thức “khát nguồn nhân lực ngành Hóa học”. Rất nhiều doanh nghiệp đã liên hệ trường Đại học BRVT trong việc phối hợp đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp như Công Ty Hóa nhuộm – Thuộc da (Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam); Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam; Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, Công ty TNHH Hoá chất AGC Việt Nam (AGC Chemicals Vietnam Co., Ltd.); Công ty Hóa dầu (Công ty TNHH Hyosung Vina Chemicals); Công ty Hóa – Mỹ phẩm (Công ty TNHH SX-TM-MP New Rich); Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Sạch Sao Mai, Công ty Cổ phần Thép Hòa phát Dung Quất; Công ty sản xuất Sơn (Công ty Becker Industrial coating Viet Nam); …
Theo thông tin dự báo kinh tế thời kỳ “Hậu Covid.”; Việt Nam sẽ đón đầu làn sóng dịch chuyển sản xuất, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, … đang thực hiện chuyển hướng đầu tư mạnh mẽ vào các ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp Hóa học không những là một trong các ngành công nghiệp sản xuất trọng điểm, tạo ra nhiều loại sản phẩm ứng dụng thực tiễn vào đời sống mà còn liên quan trực tiếp đến rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác. Điều này giúp cho người học ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học có cơ hội nghề nghiệp da dạng trong môi trường đa quốc gia.
Mức lương trung bình: Dành cho kỹ sư sau khi ra trường khoảng 400 – 700 USD (theo Vietnamwork.com). Đối với kỹ sư giỏi khi ra trường có thể làm việc tại các công ty đa quốc gia, mức lương có thể đạt được 800 – 1200 USD.
Vị trí công việc:
-
- Kỹ sư hóa học; kỹ sư công nghệ; kỹ sư hóa dầu, kỹ sư môi trường, kỹ sư hóa dược; kỹ sư hóa phân tích;
- Kỹ sư/nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích – quản lý chất lượng sản phẩm;
- Kỹ sư/ nhân viên kinh doanh hóa chất, thiết bị và các sản phẩm hóa học;
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn kỹ thuật, quản lý, giám sát…ở các doanh nghiệp, trung tâm phân tích, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và các sở ban ngành,…
- Đồng thời sinh viên có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại học hoặc phát triển nghiên cứu khoa học để khởi nghiệp.
- Các doanh nghiệp sẵn sàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên BVU theo mối quan hệ hợp tác với nhà trường (*).
(*) Các Công ty/lĩnh vực có thể công tác sau khi ra trường (hoặc ứng tuyển)
Sinh viên tốt nghiệp Ngành CNKTHH có thể làm việc tại:
-
- Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Hóa dầu như: Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro, các Liên hợp Lọc Hóa dầu và Hóa khí như Dung Quất, Long Sơn, Nghi Sơn, Phú Mỹ, Cà Mau, Dinh Cố, Cát Lái, Petro Vietnam, PVOil, Saigon Petro, Công ty phụ gia và sản phẩm dầu mỏ APP, Công ty TNHH sơn Đông Nam Á, Sơn Kova, Công Ty Hóa nhuộm – Thuộc da (Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam), Công ty TNHH Hoá chất AGC Việt Nam (AGC Chemicals Vietnam Co., Ltd.), Công ty Hóa dầu (Công ty TNHH Hyosung Vina Chemicals), … Và các tập đoàn dầu khí đa quốc gia như Baker Huges, Technip, Halliburton, Schlumberger, JGC, TNK, Petronas,…
-
- Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Hóa – Môi trường như: Công ty TNHH KBec Vina, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, Công ty xử lý môi trường Greentech, Công ty môi trường Phương Nam, Công ty Vedan, Công ty giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân, Nhà máy xử lý nước thải Đông xuyên, Nhà máy xử lý nước thải Rạch Bà, Sở tài nguyên môi trường, …
-
- Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Hóa Dược – Hóa Mỹ phẩm như: Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco, Dược phẩm OPC, Dược phẩm Imexpharm, Pymepharco, Dược Danapha, Dược liễu Trung ương 2, Hoá – dược phẩm Mekopha; Công ty mỹ phẩm Sài Gòn, Thorakao, Lana, Mỹ Hảo, Đông Á, L’Oreál, Clinique, Oriflame, The Faceshop, Olay, Pon’d, Unilever, P&G,…
-
- Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Vật liệu như: China Steel Sumikin Viet Nam Joint Stock, Gạch Granite Đồng Nai, Gạch men Hoàng Gia, Công ty TNHH Gạch men Nhà Ý, Nhà máy xi măng Hà Tiên, Nhựa Rạng Đông, Công ty TNHH Polystyrene Việt Nam, Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA,…
-
- Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Hóa phân tích như: Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm Tp. HCM, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Tp.HCM, Viện kiểm nghiệm An Toàn Vệ Sinh thực phẩm Quốc Gia, …
-
- Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Thực phẩm như: Nước giải khát Tân Hiệp Phát, Coca-cola; Mỳ ăn liền Acecook, Vifon; Sữa Vinamilk, TH True Milk; Nhà máy đường Biên Hòa, An Khê, La Ngà; Bột mỳ Mê Kông, Interflour, Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam,…
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH CNKT HÓA HỌC – BVU
Chuyên ngành Hóa công nghiệp, Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
Là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức hóa học và kỹ thuật vào quy trình sản xuất của công nghiệp hóa học để tạo ra các sản phẩm phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội.
Chuyên ngành này đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực công nghiệp hóa học như năng lượng-dầu khí, sản xuất hóa mỹ phẩm-dược phẩm, sản xuất vật liệu, chế biến và bảo quản thực phẩm, phân tích kiểm định nguyên vật liệu, sản phẩm, …
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Hóa công nghiệp có thể ứng tuyển ở nhiều vị trí như kỹ sư công nghệ, kỹ sư thiết kế trang thiết bị, nhà xưởng thuộc lĩnh vực công nghiệp hóa chất; chuyên viên QA/QC tại các nhà máy, trung tâm kiểm định chất lượng; nhân viên kinh hóa chất; nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế,…
Chuyên ngành Công nghệ Hóa dầu
Các sản phẩm từ dầu mỏ đều giữ vai trò then chốt trong hầu khắp các lĩnh vực, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, mang lại lợi nhuận vô cùng lớn. Do đó, ngành công nghiệp này luôn đòi hỏi sự phát triển liên tục nhằm tối ưu hóa nguồn khoáng sản, đa dạng sản phẩm phù hợp với sự phát triển khoa học kỹ thuật. Để thực hiện những mục tiêu trên, Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới luôn quan tâm thúc đẩy phát triển các nhà máy lọc dầu, hóa dầu và các lĩnh vực liên quan. Cụ thể, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn đã thành lập và đi vào hoạt động, gần nhất dự án lọc dầu Long Sơn cũng đang được đầu tư, xây dựng với mục tiêu đi vào hoạt động năm 2022.
Nhật Bản hiện nay có tới 34 nhà máy lọc dầu với công suất 237,4 triệu tấn/năm. Hàn Quốc không có mỏ dầu, phải nhập hoàn toàn dầu thô. Nhưng ngay từ kế hoạch năm năm đầu tiên, nước này đã đầu tư vào ngành công nghiệp lọc hóa dầu với chủ trương đạt công suất sản xuất vượt 30% so với nhu cầu sử dụng nội địa. Hiện nay Hàn Quốc đứng thứ ba ở châu Á về lọc dầu. Các sản phẩm lọc hóa dầu của Hàn Quốc không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu khoảng 20 – 25% ra nước ngoài. Một nước gần chúng ta hơn là Singapore hoàn toàn không có dầu thô, phải nhập từ nước ngoài, cũng rất chú trọng đầu tư vào ngành lọc hóa dầu và hiện đứng thứ bảy ở châu Á về lĩnh vực này. (Trích nguồn tin của Huong Nghiep 24h).
Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực Đông Á về xuất khẩu dầu. Trong những năm gần đây đã có nhiều nhà máy về lọc hóa dầu, hóa khí được xây dựng tại Việt Nam, trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Có thể thấy, đây là một ngành công nghiệp tương lai và sẽ trở thành xương sống của nền công nghiệp nước nhà, hứa hẹn một sức sống mới cho nền kinh tế quốc dân. Với lợi thế đó, tiếp tục đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí tại Việt Nam là hướng đi hoàn toàn phù hợp.
Nhờ thuận lợi về thiên nhiên và vị trị đía lý, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là địa bàn mạnh nhất trong cả nước khi phát triển lĩnh vực dầu khí. Tất cả các dịch vụ thăm dò, khai thác, vận chuyển và các dịch vụ cung ứng đi kèm đều đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt, sự xuất hiện của cụm hóa dầu Long Sơn đang mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho nhân lực dầu khí.
Chuyên ngành Công nghệ Vật liệu
Công nghệ kỹ thuật hóa học là một trong những ngành chủ lực của ngành công nghiệp sản xuất, mà tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những nơi được đánh giá là địa điểm đang phát triển sôi động nhất trên Việt Nam.
Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học, chuyên ngành Công nghệ vật liệu là lĩnh vực đào tạo thiết yếu nhằm đảm bảo sự phát triển của xã hội: nhóm chất tẩy rửa (Bột giặt, xà bông, nước rửa chén, nước lau sàn…), nhóm mỹ phẩm, nhóm dược phẩm, các lĩnh vực sản xuất nhựa và composite (chất dẻo, cao su, sơn, keo…), các sản phẩm thuộc silicat và kim loại (gốm sứ, thủy tinh, xi măng, gang-thép…).
Hầu hết mọi ngành sản xuất đều cần đến sự tham gia của kỹ sư hóa học. Điều này có nghĩa là bước chân vào ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, chuyên ngành Công nghệ Vật liệu, cơ hội làm việc của người học rất phong phú: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại nhiều vị trí trong các cơ quan nghiên cứu, công ty sản xuất thuộc lĩnh vực vật liệu điện tử, bán dẫn, vật liệu nano, cao su, polymer, vật liệu kim loại, vật liệu silicate; các công ty chế tạo gốm sứ, cao su, vật liệu kỹ thuật cao; các cơ quan đo lường, kiểm định vật liệu…; các công ty sản xuất sản phẩm ngành hóa, hàng tiêu dùng,…Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể làm việc tại các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực công nghệ vật liệu.
Một số công ty liên quan đến lĩnh vực công nghệ vật liệu như China Steel Sumikin Viet Nam Joint Stock, Gạch Granite Đồng Nai, Gạch men Hoàng Gia, Nhà máy xi măng Hà Tiên, Unilever, P&G, Nhựa Rạng Đông, Công ty TNHH Polystyrene Việt Nam, Sơn Kova…
Chuyên ngành Công nghệ Môi trường
-
- Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật hóa học – chuyên ngành Môi trường – xã hội luôn luôn cần và không bao giờ dừng. Hầu hết mọi ngành sản xuất, kể cả khối văn phòng, khu dân cư đều có “sản phẩm phụ” thải ra môi trường: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, rác sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp,… Tại tất cả các công ty, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp hầu như đều cần kỹ sư môi trường để thực hiện công tác quản lý, sáng chế, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, công nghệ, quy trình phục vụ con người theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành môi trường có thể đảm nhiệm công tác như:
- Kỹ sư môi trường, giám sát, vận hành các hệ thống xử lý môi trường: Tại các công ty, các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến thủy hải sản, nông sản, nhà máy xử lý chất thải rắn, xử lý nước/nước thải, xử lý môi trường, các công ty cấp nước, …
- Chuyên viên tư vấn môi trường: Tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, khí. Tư vấn giải pháp cho môi trường, quản lý môi trường,…
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: Nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện, Trường, Trung tâm về các lĩnh vực môi trường. Kỹ thuật viên phân tích, chuyên viên phòng thí nghiệm,…
- Cán bộ quản lý, tại các sở ban ngành như Sở Tài nguyên và Môi trường, các trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường, trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường,…
- Nhân viên kinh doanh hóa chất và các sản phẩm xử lý môi trường.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ môi trường có thể làm việc ở một số công ty liên quan đến chuyên ngành Môi trường như quan trắc môi trường, phân tích môi trường ở các công ty: Công ty TNHH KBec Vina xử lý chất thải rắn, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, Công ty xử lý môi trường Greentech, Công ty môi trường Phương Nam, … Có thể làm việc như nhân viên tư vấn và xử lý môi trường trong các công ty, xí nghiệp sản xuất như Công ty Vedan, Công ty giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân, Công ty TNHH sơn Đông Nam Á, Các công ty chế biến thủy hải sản…
Chuyên ngành Hóa dược – Hóa Mỹ phẩm
Cơ hội nghề nghiệp
Với ưu thế về địa lý và khí hậu để phát triển nguồn nguyên liệu quý giá có thể sử dụng để: làm thuốc chữa bệnh; làm hương liệu cho các sản phẩm dinh dưỡng và làm đẹp; chiết xuất lấy tinh dầu hoặc các dược chất có ứng dụng cao cho ngành dược – mỹ phẩm. Hơn nữa trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ ngày một mở cửa và sẽ thu hút được nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư do nhân công giá rẻ và nguyên liệu quý giá tại chỗ. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đang được quan tâm nhiều hơn. Vì thế, thị trường ngành công nghiệp Hóa dược-Mỹ phẩm hiện đang được đánh giá là rất tiềm năng và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các kỹ sư trẻ là vô cùng rộng lớn và đầy thách thức.
Sau khi tốt nghiệp Sinh viên có thể:
1) Đi làm: Có thể làm việc ở nhiều vị trí như kỹ sư Hóa Dược – Hóa Mỹ phẩm, kỹ thuật viên hoặc chuyên viên phòng thí nghiệm, nhân viên kinh doanh, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý tại: Doanh nghiệp, nhà máy, công ty, tập đoàn đa quốc gia; Trung tâm kiểm nghiệm và giám sát chất lượng; Viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, công nghiệp sản xuất hóa chất, máy móc và thiết bị.
Có thể làm việc ở một số công ty liên quan đến chuyên ngành Hóa Dược – Hóa Mỹ phẩm như: Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco, dược phẩm OPC, Dược phẩm Imexpharm, Pymepharco, Dược Danapha, Dược liễu Trung ương 2, hoá – dược phẩm Mekopha. Công ty mỹ phẩm Sài Gòn, Thorakao, Lana, Mỹ Hảo, Đông Á, L’Oreál, Clinique, Maybelline, Oriflame, The Faceshop, Olay, Pon’d, Shiseido, P&G, Unilever, Công ty thuốc lá sài gòn, BV Pharmam, Công ty cổ phần Nghiên cứu bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, Công ty TNHH Phòng khám 153, Công ty TNHH Dược Vạn Xuân…
2) Học tập, nghiên cứu nâng cao trong và ngoài nước (Ý, Pháp, Nhật, Mỹ, Đức, Anh, Hàn quốc) về lĩnh vực khoa học cơ bản và kỹ thuật công nghệ liên quan đến hóa dược, hóa mỹ phẩm, vật liệu, sinh học, y sinh…
Chuyên ngành Hóa phân tích
Cơ hội nghề nghiệp:
Nhu cầu kiểm định chất lượng nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như xuất ra thị trường rất quan trọng. Nó đánh giá giá trị của sản phẩm, cung cấp thông tin, độ tin cậy cho người sản xuất cũng như người sử dụng, từ đó nâng cao được giá trị sản phẩm trong thị trường trong nước cũng như quốc tế. Nhiều mặt hàng sản xuất ở Việt Nam, chất lượng rất tốt nhưng so với các nước trong khu vực lại có giá trị thấp hơn như gạo, xi măng, dầu,..vì sản phẩm không được kiểm định hoặc không điểm định đúng quy trình. Vì vậy việc kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm là một nhu cầu rất thiết thực của xã hội. Chính vì lẽ đó, ngành Hóa phân tích, kỹ thuật phân tích… luôn là một ngành có số lượng sinh viên theo học đông đảo và cơ hội việc làm cũng như mức lương cao hơn các ngành khác. Thị trường Việt Nam hiện tại các trung tâm phân tích có rất ít nhưng nhu cầu sử dụng thì rất lớn. Có thể thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp cho sinh viên ngành này là đầy triển vọng.
Sau khi tốt nghiệp Sinh viên có thể:
1) Đi làm: Có thể làm việc với nhiều vị trí như kỹ sư hóa phân tích, chuyên viên phòng thí nghiệm, nhân viên kinh doanh, cán bộ nghiên cứu, quản lý…ở các trung tâm kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm; viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo, thực phẩm, và ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, dụng cụ, máy móc và thiết bị hiện đại,…
Một số công ty liên quan đến chuyên ngành kỹ thuật phân tích như: Trung tâm phân tích thí nghiệm Tp. HCM, Trung tâm Phân tích Công nghệ cao Hoàn Vũ, Viện kiểm nghiệm An Toàn Vệ Sinh thực phẩm Quốc Gia, Trung tâm phân tích về dầu khí Vietsov, QUATEST 3, Cục kiểm định Hải Quan, Vinacontrol, Viện Pasteur …
2) Học tập, nghiên cứu nâng cao trong và ngoài nước (Pháp, Nhật, Mỹ, Đức, Anh, Singapore) về lĩnh vực kỹ thuật công nghệ hóa học, kỹ thuật phân tích, và các ngành liên quan như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, hóa dược, công nghệ vật liệu…
THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH CNKT HÓA HỌC – BVU
Tổ hợp môn xét tuyển
Hệ đào tạo: Chính quy.
Thời than đào tạo: 3.5 năm (có thể học vượt, tốt nghiệp sớm hơn).
Danh hiệu sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Hóa học.
Cơ hội tốt nghiệp với 02 bằng sau 4-4.5 học tập tại BVU (Bằng Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Hóa học và Bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh hoặc Quản lý công nghiệp, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Nhật,…), …
Tham gia chương trình đào tạo tiên tiến, liên kết đào tạo quốc tế.
Khả năng học tiếp sau khi tốt nghiệp: Học thạc sĩ, văng bằng 2 tại BVU, trong nước và quốc tế.
Phương thức tuyển sinh
Năm 2021, Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu dự kiến xét tuyển Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học dựa trên 5 phương thức tuyển sinh:
– Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020;
– Phương thức 2: Xét học bạ THPT theo tổ hợp môn xét tuyển;
– Phương thức 3: Xét điểm trung bình các học kỳ THPT;
– Phương thức 4: Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh năm 2020;
– Phương thức 5: Xét tuyển thẳng;
T.S Tống Thị Minh Thu – Bộ môn CNKT Hóa học – Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
Chưa có bình luận nào.