Ba đặc trưng trong tính cách của các ESTJ là: nguyên tắc, truyền thống và ổn định. Có khoảng 11,5% dân số trên thế giới thuộc loại tính cách này.

Đây là nhóm người có suy nghĩ rất thực tế và luôn nhận thức cao về tinh thần trách nhiệm trong công việc. Với thiên hướng hướng ngoại, các ESTJ rất yêu thích các hoạt động giao lưu và tích cực trong các hoạt động truyền thống. Gia đình của ESTJ thường rất hạnh phúc bởi họ luôn nỗ lực hết mình để xây dựng và bảo vệ tổ ấm của mình.

Những người thuộc nhóm ESTJ rất tận tâm và có trách nhiệm. Họ luôn giữ đúng lời hứa và hoàn thành công việc đúng như thời gian và nội dung công việc đã giao. Chính tính cách này đã giúp họ được mọi người đánh giá rất cao về đạo đức nghề nghiệp và trở thành tiêu chuẩn để người khác học tập. Ngoài ra, họ cũng là một người rất tham vọng trong việc tranh giành các vị trí quyền lực.

Các ESTJ thường có ý chí mạnh mẽ và không sợ lên tiếng và bảo vệ ý kiến ​​của mình, ngay cả khi họ phải tranh biện với những đối thủ đáng gờm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa họ là một người vô lễ và không biết phép tắc. Sở dĩ, các quy tắc, chuẩn mực mà họ đặt ra sẽ không cho phép họ thể hiện điều đó.

Người thuộc loại tính cách này rất chú ý đến tiểu tiết, họ có khả năng ghi nhớ rất tốt những gì đang xảy ra xung quanh họ. Họ cũng rất trung thực và thẳng thắn, họ luôn sống trong thế giới của sự thật rõ ràng và có sự kiểm chứng.

Chính những tính cách trên mà các ESTJ luôn được xem là “công dân kiểu mẫu” của gia đình và xã hội.

Dẫu vậy, vì quá nguyên tắc và quy cũ nên họ cũng khá cứng nhắc và không linh hoạt khi xảy ra các biến cố bất ngờ. Thêm vào đó, họ suy nghĩ rất nhiều đến địa vị xã hội của bản thân và thường phản ứng thái quá những sai lầm mà người khác mắc phải. Do đó, nhiều lúc họ sẽ làm phật lòng và tổn thương đến mọi người.

Các ngành nghề phù hợp với nhóm tính cách này có thể kể đến như:

  • Kinh doanh, bán hàng và tài chính (Cố vấn tài chính, Kế toán, Quản lý kinh doanh,…);
  • Văn phòng và hành chính;
  • Quản lý;
  • Kiến trúc sư, kỹ thuật viên và kỹ sư kỹ thuật;
  • Khoa học và đời sống (Kỹ thuật viên nông lâm nghiệp, nhà sinh học môi trường,…);
  • Nông lâm nghiệp;
  • Kỹ thuật bảo trì và sửa chữa (Cơ khí ô tô, nhân viên điện lạnh, điện tử,…);
  • Vận chuyển;
  • Sản xuất;
  • Giải trí, thể thao;
  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, Tư vấn viên, nhân viên xã hội…);
  • Chăm sóc sức khỏe (Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng…);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên, Thủ thư…);
  • Cảnh sát, vệ sỹ, lính cứu hỏa, quân đội;
  • Pháp luật (Tòa án, luật sư…).