Học Kế toán có dễ xin việc không? Top công việc phổ biến sau khi tốt nghiệp

Kế toán là một trong những ngành thuộc khối kinh tế – tài chính luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ. Tuy nhiên, liệu học kế toán có thật sự dễ tìm việc sau khi ra trường? Ngành này có phải là lựa chọn phù hợp cho con đường sự nghiệp lâu dài? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ngành Kế toán là gì?

ke-toan-1Kế toán (Accounting) là người chịu trách nhiệm ghi nhận, xử lý, phân tích và tổng hợp toàn bộ các giao dịch tài chính phát sinh trong doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc cơ sở kinh doanh tư nhân.

Trong lĩnh vực kế toán, các dữ liệu tài chính không chỉ giúp nhà quản lý đưa ra quyết định hiệu quả mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo tình hình tài chính, kiểm soát ngân sách và tuân thủ các quy định pháp luật về thuế và tài chính. Công việc kế toán bao gồm nhiều hoạt động như ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán, phân tích ngân sách, đánh giá rủi ro tài chính và quản lý nguồn vốn.

Kế toán là ngành nghề yêu cầu cao về tính chính xác và hệ thống. Người làm kế toán cần có nền tảng chuyên môn vững vàng, tư duy phân tích sắc bén cùng khả năng xử lý các tình huống tài chính phức tạp. Trong bất kỳ tổ chức nào, kế toán không chỉ là người giữ vai trò kiểm soát tài chính mà còn là nhân tố góp phần quan trọng trong việc định hướng chiến lược và tối ưu hóa nguồn lực.

Học Kế toán có dễ xin việc không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ đặt ra khi đang cân nhắc lựa chọn ngành học cho tương lai. Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành kế toán vẫn rộng mở, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nắm bắt nếu thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn 

Để có thể làm việc trong lĩnh vực kế toán, việc sở hữu bằng cử nhân chuyên ngành kế toán, kiểm toán hoặc tài chính là điều kiện cần thiết. Bên cạnh đó, các chứng chỉ như Kế toán trưởng, ACCA, CPA, CFA sẽ giúp hồ sơ xin việc của bạn trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

ke-toan-2Kỹ năng mềm

Ngoài chuyên môn, kỹ năng mềm đóng vai trò không kém phần quan trọng. Các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, phân tích và xử lý dữ liệu sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc thực tế và giúp bạn phát triển nhanh hơn trong sự nghiệp.

Kinh nghiệm thực tế 

Kinh nghiệm làm việc hoặc thực tập là yếu tố then chốt giúp bạn ghi điểm khi đi phỏng vấn. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, hãy chủ động tham gia các chương trình thực tập kế toán tại doanh nghiệp, công ty kiểm toán hoặc tổ chức tài chính để tích lũy kinh nghiệm thực tế, làm đẹp CV và tự tin hơn khi ứng tuyển.

Mạng lưới mối quan hệ trong ngành

Việc xây dựng mạng lưới nghề nghiệp giúp bạn dễ dàng tiếp cận thông tin việc làm, các cơ hội tuyển dụng nội bộ cũng như học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước. Đừng ngần ngại tham gia các hội nhóm chuyên ngành kế toán hoặc sự kiện nghề nghiệp do trường học, doanh nghiệp tổ chức.

Luôn cập nhật và nâng cao năng lực

Kế toán là ngành luôn biến động theo chính sách tài chính và công nghệ. Để không bị tụt lại phía sau, bạn nên thường xuyên cập nhật kiến thức mới thông qua các khóa học kế toán online, các buổi hội thảo chuyên đề hoặc chương trình đào tạo ngắn hạn. Việc học hỏi liên tục sẽ giúp bạn thích nghi nhanh với môi trường làm việc hiện đại.

Kế toán làm những công việc gì

Ngày nay, khi nói đến nhóm ngành kinh tế, chúng ta thường nghe nói rằng cơ hội việc làm không còn cao, nhu cầu nhân lực ít,.… nhưng nhận định như vậy là chưa đúng và chưa chính xác. Kế toán – một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ các tổ chức, doanh nghiệp nào từ tư nhân đến nhà nước. Do đó, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực của ngành này rất rộng lớn.

ke-toan-3Công việc của một kế toán thường bao gồm:

  • Thu thập thông tin: Kế toán cần thu thập thông tin một cách rõ ràng, chi tiết về các kinh doanh, tài chính phát sinh mỗi ngày. Từ đó đưa vào chứng từ kế toán ở dạng phiếu chi tiền, phiếu nhập – xuất kho, các hóa đơn bán hàng,…
  • Kiểm toán tài chính: Kiểm tra và đảm bảo tính chính xác của các báo cáo tài chính và các thông tin liên quan về tài chính của công ty thường xuyên.
  • Ghi sổ sách: Cập nhật và ghi chép các giao dịch tài chính của công ty vào các sổ sách, bao gồm sổ cái, sổ chi tiết và các báo cáo tài chính khác.
  • Kiểm soát chứng từ kế toán: Kiểm soát các chứng từ liên quan đến hoạt động thu – chi phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính chính xác của các hoạt động này.
  • Quản lý ngân sách: Theo dõi các khoản chi tiêu và thu nhập, đưa ra các dự báo tài chính và các đề xuất chi tiêu.
  • Phân tích tài chính: Phân tích các số liệu tài chính để đưa ra quyết định về đầu tư, dự án và chiến lược kinh doanh của tổ chức.
  • Quản lý rủi ro tài chính: Đánh giá và quản lý rủi ro tài chính của công ty, bao gồm rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường, gian lận nội bộ và rủi ro khác liên quan đến tài chính.
  • Đáp ứng các yêu cầu thuế: Đảm bảo các khoản thuế được tính đúng và đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu liên quan đến thuế.
  • Lập báo cáo tài chính: Tổng hợp tất cả các số liệu, lập báo cáo chi tiết để trình lên ban lãnh đạo, bao gồm kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, tài sản cố định, báo cáo tài chính năm,… Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các cấp lãnh đạo đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho các hoạt động phát sinh.

Ngoài những công việc này, kế toán còn tham gia vào nhiều hoạt động liên quan đến tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Họ sẽ linh hoạt thực hiện công việc theo yêu cầu của cấp trên và tình hình nhân sự hiện tại của doanh nghiệp.

Công việc đa dạng, hấp dẫn nhưng để có thể tự tin nắm bắt và theo đuổi  lĩnh vực này, bên cạnh các kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành, việc trang bị thêm các kiến thức về kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. Tại trường Cao đẳng Sài Gòn, một trong những trường đào tạo ngành kế toán uy tín, sinh viên sẽ được chú trọng trau dồi kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng tìm kiếm để có thể tiếp xúc với các tài liệu tham khảo, quy trình thực hành, phần mềm mới. Bên cạnh đó,trường còn chú trọng cho sinh viên tiếp xúc với các phần mềm kế toán hiện đại, và sinh viên được đi thực tập ngay tại năm 2 tại các doanh nghiệp lớn.tuyen sinh cao dang sai gon

Bài liên quan: