Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng phục vụ cho đời sống xã hội. Hiểu một cách đơn thuần báo chí là một phương thức để nhà báo kể ra câu chuyện bản thân muốn truyền tải đến độc giả.
Tìm hiểu về ngành Báo chí
Ngành báo chí (tiếng Anh là Journalism) là ngành học chuyên đào tạo những sinh viên có đủ kỹ năng, kiến thức, năng lực thực hiện quyền và trách nhiệm của người làm báo trong xã hội. Giúp sinh viên nhận thức trách nhiệm xã hội, luật pháp, đạo đức của nhà báo để phục vụ trong các cơ quan Báo chí, Tạp chí của Nhà nước.
Mục tiêu đào tạo:
-
- Cung cấp kiến thức cho sinh viên về nguyên tắc trình bày trong việc thiết kế báo in, website, xây dựng kịch bản một cách hoàn thiện về một chương trình phát thanh, truyền hình.
- Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực Báo chí, về nguyên tắc hành nghề, kỹ năng tác nghiệp, cách thức ứng xử chuẩn mực về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Giúp sinh viên nắm được các khuynh hướng vận động phát triển của ngành, phương hướng tiếp cận, xử lý, nghiên cứu một cách có hệ thống.
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên như: Khả năng tư duy lí luận, khoa học thực tiễn trong việc tham mưu, quản lý cơ quan báo chí. Biết cách tổ chức công việc hiệu quả, tự hoạt động độc lập trong phát hiện, khai thác thông tin.
- Giáo dục sinh viên về ý thức tự giác nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, ý thức phục vụ nhân dân, và thái độ làm việc nghiêm túc, đúng đắn.
- Giúp sinh viên hiểu được yêu cầu về tính chính xác cao, tính công bằng và trung thực trong báo chí và vận dụng các yêu cầu này trong quá trình tác nghiệp báo chí.
- Đào tạo khả năng tư duy, sáng tạo tác phẩm báo chí cho sinh viên như: Báo in, báo truyền hình, báo phát thanh… Và cách thẩm định nguồn thông tin nhanh, chính xác nhất.
- Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành: Báo in, Báo chí đa phương tiện, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử, Ảnh báo chí, Quay phim truyền hình…
Cơ hội nghề nghệp của ngành Báo chí
Sau khi ra trường, ngành Báo chí sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các cơ quan Báo chí, Tạp chí, cơ quan truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, doanh nghiệp, công ty ngoài Nhà nước…với mức thu nhập khá cao, cụ thể:
-
- Làm việc tại các Đài phát thanh, truyền hình cấp địa phương như quận, huyện, thị xã, thị trấn,..
- Chuyên viên viết bài cho các công ty, doanh nghiệp, viết bài đăng tải website, blog, Fanpge, hay bài đăng báo, tạp chí…
- Phóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo in như Báo đời sống Pháp luật, Báo nhân dân, Báo An ninh thủ đô, Báo Nông nghiệp, Báo kinh tế nông thôn, Báo sinh viên. Các báo mạng như: Vietnamnet, Vnexpress, Kenh14.vn…
- Biên tập viên chuyên mục tại cơ quan báo chí như: Biên tập chuyên mục du lịch, mục giải trí, mục pháp luật, mục văn hóa xã hội, kinh tế… chuyên biên tập bài viết của các phóng viên, cộng tác viên.
- Phóng viên thường trú: Tại các tỉnh, địa phương trên cả nước hay thường trú nước ngoài, chuyên đưa tin, bài, thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, du lịch tại địa điểm công tác về trụ sở thông tin.
- Biên tập viên truyền thông: Phụ trách biên tập bài viết, lên kịch bản cho quay phim, đăng bài lên website, đọc off, đọc dẫn, dẫn chươn trình, diễn viên…
Mức lương dành ngành Báo chí
Tùy vào vị trí việc làm, năng lực và kinh nghiệm mà mỗi người sẽ có mức lương khác nhau, mức lương ngành Báo chí cơ bản từ 5 – 10 triệu/tháng, cụ thể:
-
- Mức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm từ 5 – 7 triệu/tháng.
- Mức lương cơ bản cho những người có kinh nghiệm từ 7 – 10 triệu/tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực của mỗi người.
Những tính cách cần có của một sinh viên ngành Báo chí
Ngành Báo chí đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:
-
- Chịu được khó khăn thử thách trong công việc;
- Chủ động về thời gian.
- Có khả năng viết lách tốt;
- Đam mê nghề báo;
- Nghiêm túc với ngành và công việc;
- Nhẫn nại và tỉ mỉ trong việc khai thác thông tin;
- Nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề;
- Khai thác, tổng hợp thông tin nhanh;
- Biết cách chọn lọc thông tin quan trọng để đăng tải;
- Có lập trường vững vàng, bản lĩnh tư tin;
- Có kĩ năng nghiệp vụ báo chí và ngoại ngữ;
- Luôn quan tâm đến thông tin, sự kiện trong nước và quốc tế.
Các khối thi dành cho sinh viên ngành Báo chí
Mã ngành 7320101, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
-
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)
- C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lí)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
- M14 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán)
- M15 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh)
- M16 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý)
- M17 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử)
- M18 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán)
- M19 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh)
- M20 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý)
- M21 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử)
- M22 (Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán)
Điểm chuẩn dành cho sinh viên ngành Báo chí
Năm 2020, điểm chuẩn ngành Báo chí tại các trường tăng cao, cao nhất là tại hai Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM điểm chuẩn lần lượt là 28,5 và 27,5 điểm.
Các trường đào tạo ngành Báo chí
Các thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau để theo học ngành Báo chí:
-
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Vinh
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
2 comments
Lentiviral knockdown priligy uk
Flyman KgAObhTMzrdPRzfCteC 5 20 2022 priligy buy