Ngành Bảo vật thực vật – Ngành hot, tiềm năng nhưng chưa được học sinh thực sự quan tâm. Có thể các bạn không biết, đất nước Việt Nam là đất nước thuần túy về nông nghiệp với những kết quả xuất khẩu về nông sản ấn tượng như:
- Sản xuất và xuất khẩu cafe đứng thứ 2 thế giới sau Brazil
- Xuất khẩu gạo top 2 thế giới sau Thái Lan
- Và rất nhiều mặt hàng nông sản khác như cao su, hồ tiêu, …
Hôm nay Cùng bạn chọn trường sẽ giới thiệu các bạn ngành học rất phù hợp với kinh tế Việt Nam – Kinh tế nông nghiệp, đó chính là Ngành Bảo vệ thực vật.
Kết quả từ các khảo sát của tạp chí bảo vệ thực vật cho thấy, ngành bảo vệ thực vật là một trong những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Đây là ngành được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Để giúp bạn tìm hiểu thông tin ngành học, cungbanchontruong.vn xin chia sẻ thông tin cần biết về ngành vừa nói trên.
1. Tìm hiểu về ngành bảo vệ thực vật
Bảo vệ thực vật là ngành chuyên đào tạo các kiến thức về cây trồng: môi trường sống, đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng. Đặc biệt chuyên sâu giảng dạy kiến thức về các loại sâu, bệnh gây hại cây trồng, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch gây hại lên cây trồng…
Những người làm việc trong ngành bảo vệ thực vật chuyên nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đồng thời góp phần phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới hiện đại, bền vững của Việt Nam.
Chương trình đào tạo ngành bảo vệ thực vật cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức cơ bản và chuyên môn về khoa học và kỹ thuật cây trồng, đặc biệt là kiến thức phòng trừ sâu, bệnh, dịch hại để bảo vệ cây trồng và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
2. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với ngành Bảo vệ thực vật
Hiện nay, nhân lực của ngành này đang có dấu hiệu thiếu hụt trầm trọng. Tình trạng “cháy hàng” này cũng là một cơ hội giúp sinh viên tốt nghiệp ngành bảo vệ thực vật có nhiều lựa chọn việc làm hơn trước:
– Làm việc tại các cơ quan nhà nước như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu về bảo vệ thực vật.
– Nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, tập đoàn trong lĩnh vực bảo vệ thực vật như: Công ty thuốc Bảo vệ thực vật Trung ương 1, Công ty thuốc khử trùng Trung ương, Công ty CP Nicotex, Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco, Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Bayer (Đức), Tập đoàn Sygenta (Hoa Kỳ), Tập đoàn DowAgro (Hoa Kỳ),…
– Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
3. Những kiến thức, kỹ năng ngành bảo vệ thực vật cần chuẩn bị để cho công việc với mức lương hấp dẫn
Để theo đuổi được mức lương cao từ một công việc tốt, đúng chuyên ngành, bạn cần phải chuẩn bị:
- Sự yêu nghề, tâm huyết với nghề.
- Kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí làm việc.
- Kinh nghiệm từng trải khi làm việc tại các vị trí liên quan.
- Có kỹ năng ngoại ngữ, thuyết trình và lãnh đạo tốt. Đặc biệt nhấn mạnh ngoại ngữ có tầm quan trọng trong việc trao đổi với Chuyên gia nước ngoài và xuất khẩu công nghệ bảo vệ thực vật.
4. Những tính cách phù hợp với ngành bảo vệ thực vật
Để có thể theo học ngành bảo vệ thực vật, người học cần có một số tố chất dưới đây:
- Sự kiên trì và cần cù.
- Yêu thiên nhiên, môi trường;
- Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
- Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
- Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý;
5. Mức lương trung bình của ngành bảo vệ thực vật
Thực tế, mức lương của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí làm việc, địa điểm làm việc,… Mức lương của ngành dao động trong khoảng 5 – 15 triệu/ tháng, tùy từng vị trí công việc.
6. Các khối thi vào ngành bảo vệ thực vật
– Mã ngành: 7620112
– Ngành Bảo vệ thực vật xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa học
- A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa – Sinh học
- A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D09: Toán – Lịch sử – Tiếng Anh
- B02: Toán – Sinh học – Địa lý
- D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
6. Điểm chuẩn của ngành bảo vệ thực vật
Điểm chuẩn của ngành bảo vệ thực vật dao động trong khoảng 15 – 18 điểm và tùy vào từng năm học, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường đào tạo.
7. Các trường có ngành bảo vệ thực vật
Hiện nay, ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành bảo vệ thực vật sau:
– Khu vực miền Bắc:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Tây Bắc
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Quảng Nam
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Hồng Đức
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học An Giang
- Đại học Bạc Liêu
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
- Đại học Dân lập Cửu Long
Xem thêm bài viết: Review trường có học phí rẻ – trong đó có Đại Học Nông Lâm HCM
Website: cungbanchontruong.vn
Fanpage: Cùng bạn chọn trường
Group: Cùng bạn chọn trường
0
/5Dựa trên 0 lượt đánh giá
5 Star
4 Star
3 Star
2 Star
1 Star
Bởi 01 đánh giá
Lọc theo
Registracija
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.