Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 thời kì của kỷ nguyên số gắn liền với những đột phá của công nghệ. Ngành công nghệ truyền thông không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là ngành động lực để các ngành khác phát triển. Hãy cùng Cùng Bạn Chọn Trường tìm hiểu về ngành học đặc biệt này nhé !
Ngành Công nghệ truyền thông là gì?
Để dễ hiểu nhất thì truyền thông là một quá trình để chia sẻ những thông tin tới tất cả mọi người. Đây là một kiểu tương tác mà cần ít nhất hai bên tương tác với nhau.
Công nghệ truyền thông là ngành học nghiên cứu về quá trình sản xuất truyền thông thông qua các công nghệ hiện đại. Khối kiến thức chuyên ngành trang bị cho sinh viên nghiệp vụ chuyên môn về truyền thông như hoạch định chiến lược truyền thông, thu thập tin bài, phỏng vấn, thiết kế và biên tập báo chí, truyền thanh, truyền hình.
Ngành Công nghệ truyền thông học những gì?
Một số môn học tiêu biểu mà sinh viên ngành Công nghệ truyền thông được học là:
- Truyền thông đa phương tiện
- Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn
- Quản trị truyền thông Marketing tích hợp
- Xây dựng chương trình Báo phát thanh
- Sản xuất phim truyện
- Thiết kế cho In ấn và Quảng cáo
- Xuất bản Truyền thông
- Xây dựng chương trình Truyền hình
- Kỹ xảo Điện ảnh số – Digital FX
Học ngành Công nghệ truyền thông sinh viên còn được phát triển năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông bằng việc nghiên cứu thị hiếu khán thính giả, lập kế hoạch truyền thông, Marketing và triển khai hiệu quả kế hoạch kinh doanh sản phẩm truyền thông.
Các khối thi vào ngành Công nghệ truyền thông:
Ngành Công nghệ truyền thông có mã ngành 7320104, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A01 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn)
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
- C15 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công)
- D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
Các trường nào đào tạo ngành Công nghệ truyền thông?
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền Thông – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Hoa Sen
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học FPT
- Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM
Cơ hội làm việc sau khi ra trường ngành Công nghệ truyền thông?
- Biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo in, báo mạng đài phát thanh, đài truyền hình từ trung ương đến địa phương.
- Chuyên viên tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông, sự kiện quảng cáo, quảng bá doanh nghiệp, cá nhân, quan hệ công chúng.
- Chuyên viên marketing, quan hệ khách hàng, quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, công ty.
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường THPT đào tạo về lĩnh vực ngành Công nghệ truyền thông.
- Làm việc tại các doanh nghiệp truyền thông như: công ty quảng cáo, công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, công ty nghiên cứu thị trường, phòng PR Marketing và quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề.
- Chuyên viên nghiên cứu về các chương trình hoặc ứng dụng truyền thông chương trình truyền hình, quảng cáo, game, website… chuyên điều phối sản xuất, quản lý sản xuất, chương trình, kinh doanh thời lượng phát sóng, tác phẩm truyền hình, phát thanh.
Học ngành Công nghệ truyền thông cần có những kỹ năng nào?
- Kỹ năng viết.
- Khả năng biên tập, biên soạn nội dung, hình ảnh, âm thanh.
- Năng khiếu về thẩm mỹ, mỹ thuật.
- Khả năng sáng tạo không ngừng.
- Tư duy nhạy bén, bắt kịp xu hướng, tạo ra xu hướng.
- Chăm chỉ, chịu khó, nhẫn nại.
- Ham học hỏi, chịu khó tìm tòi.
Bài viết đã giới thiệu những thông tin tổng quan về ngành Công nghệ truyền thông, hy vọng sẽ giúp các bạn có những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.
Thông tin:
Website: Cùng bạn chọn trường
Facebook: Cùng Bạn Chọn Trường
Chưa có bình luận nào.