Ngành Kinh tế đối ngoại có HOT và nhiều cơ hội để thành công như các bạn sĩ tử vẫn nghĩ. Học Kinh tế đối ngoại ở trường nào là tốt đây. Cùng Cùng bạn chọn trường tìm hiểu về Sự thật về NGÀNH HOT của TRƯỜNG TOP: Kinh tế đối ngoại – Đại học Ngoại thương
Đại Học Ngoại Thương – sự lựa chọn top đầu về khối ngành Kinh tế – của sĩ tử 2k5. Nhắc đến Ngoại thương chúng ta không thể không nhắc tới ngành đào tạo mũi nhọn của trường – ngành Kinh tế đối ngoại. Liệu ngành học này có thực sự tuyệt vời như danh tiếng của nó? Hãy cùng khám phá những SỰ THẬT không phải ai cũng biết về NGÀNH HOT của TRƯỜNG TOP qua bài viết này nhé.
-
Ngành Kinh tế đối ngoại – Ngành học BIẾT TUỐT TUỒN TUỘT
Vâng, biết tuốt là biết nhiều, còn tuồn tuột là tại chị chưa nhớ kịp :)))))
Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế đối ngoại, chị cảm thấy đây quả thực là một ngành học keo lỳ tái châu, cái gì cũng học, những không chắc cái gì cũng biết. Nó tùy thuộc nhiều vào sự tiếp thu của mỗi sinh viên. Ở chuyên ngành này, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức, nghiệp vụ chính về Xuất nhập khẩu, Logistics, Kinh doanh quốc tế, Bảo hiểm, Giao dịch thương mại quốc tế…
Tuy nhiên kiếp nạn không chỉ dừng lại ở đó, kiếp nạn thứ 82 của sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại còn được cung cấp các kiến thức đa lĩnh vực “mỗi thứ một tí” (Biết tuốt chưa mọi người :v) như: Marketing, Nghiệp vụ tài chính, kế toán, quản lý kinh tế, quản lý nhân sự… Vâng chính xác là cái gì cũng học, học hết, thi hết. Để xứng với số điểm đầu vào cao nhất, lượng kiến thức giảng dạy của ngành Kinh tế đối ngoại cũng là nhiều nhất.
Thật ra nhờ vậy có một ưu điểm mà các em có thể thấy, sinh viên ngành Kinh tế Đối ngoại của Ngoại Thương ra trường có thể chọn cho mình rất nhiều CareerPath khác nhau mà không lo lắng trái ngành trái nghề là vì vậy. Nhiều anh chị lại thành công lớn khi làm Marketing hay Tài chính ở các tập đoàn. Nên nghe kiếp nạn 82 đừng vội lo lắng nhé.
Một điều mà chị rất tâm đắc khi học ở trường FTU chính là Ngoại thương luôn chú trọng vào đào tạo và phát triển kỹ năng, cũng như sự tư duy về kinh tế hay kinh doanh ở sinh viên. Ở Ngoại thương các em muốn hướng nội cũng khó bởi vì FTUers luôn cần phải thuyết trình, làm việc nhóm, làm case study, lập kế hoạch kinh doanh… Điều này giúp các bạn sinh viên mài dũa các kỹ năng quan trọng phục vụ cho nghề nghiệp sau này như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện…
Đại khái đôi khi Kỹ năng mềm ở FTU trau dồi cho em cũng xịn xò không kém, vì tuần nào cũng “rèn” kỹ năng 😀
-
Ngành học có tỉ lệ sinh viên ra trường làm TRÁI NGÀNH cao nhất
Nghiệp vụ chính của Ngành Kinh tế đối ngoại là Xuất nhập khẩu, Logistics nhưng thực tế ta thấy học Ngoại thương ra sinh viên còn có thể làm rapper, ca sĩ, làm marketing, biên tập viên, làm tài chính và đương nhiên phải kể đến… làm Hoa Hậu. Giang hồ đồn rằng: “Học Ngoại Thương chưa chắc gì là Hoa hậu nhưng là Hoa Hậu chắc chắn học Ngoại Thương.”
Xem thêm bài viết: 10 Lý do nên chọn học Ngành Logistic 2023
Lý giải cho điều này, thứ nhất chính là lượng kiến thức “vô bờ bến” mà sinh viên ngành Kịnh tế đối ngoại được học. Vì kiến thức gì cũng được “chấm mút” nên sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại có thể tự tin dấn thân sang nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, sinh viên Ngoại thương còn được rèn luyện trong môi trường năng động, sáng tạo, cởi mở nên khả năng linh hoạt và thích nghi của FTUers là rất cao nên việc làm trái ngành cũng là điều dễ hiểu.
-
Ngành học của sự Áp lực đè nén – Áp lực nhất Phờ tu – Áp lực đồng trang lứa
Theo chia sẻ của đa số sinh viên Ngoại thương, học ở trường ngành nào cũng áp lực, nhưng “PỂ” (Peer pressure) mạnh nhất lúc nào cũng là ngành Kinh tế đối ngoại. Các em nghe vậy sợ chưa nè? Do số điểm đầu vào cao ngất ngưởng nên giang hồ thường đồn rằng đây là ngành học tinh hoa hội tụ nhất của Ngoại thương. Khi mới đầu bước vào Ngoại thương chị đã thực sự bị choáng ngợp bởi sự tài giỏi của bạn bè, nếu không phải là học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia thì sinh viên ngành Kinh tế đối Ngoại cũng có bằng IELTS 7.0, 8.0.
Sinh viên ngành kinh tế đối ngoại giỏi và rất giỏi, bên cạnh những áp lực vô hình thì đó cũng chính là môi trường lý tưởng cho những ai muốn phát triển và hoàn thiện bản thân.
Sau ba năm học tại mái trường chị thấy rằng tiếp xúc với những người bạn tài giỏi đã giúp chị học hỏi được rất nhiều điều. Thay vì tự ti vào bản thân tại sao ta không xem đó là động lực để phát triển. Thay vì coi đó là PEER PRESSURE (áp lực đồng trang lứa) chị đã xem đó là PEER MOTIVATION (động lực đồng trang lứa) để không ngừng hoàn thiện bản thân.
Nếu các em muốn khám phá thêm những điều thú vị về FTU, hãy đọc thêm: 30 sự thật thú vị về trường Đại Học Ngoại Thương
Xem thêm bài viết bổ ích và giao lưu với sỉ tử 2k5 khác ở Fanpage Cùng bạn chọn trường nhé các em.
Chưa có bình luận nào.