Ngành Kỹ Thuật Điện tử Viễn thông đang dần khẳng định vai trò to lớn của mình trong cuộc sống hiện đại, theo đó là sức hấp dẫn và sự quan tâm nồng nhiệt từ những bạn trẻ yêu thích công việc về điện tử, truyền thông.
Bạn có phải là một người đam mê kỹ thuật và yêu thích ngành học này? Nếu có thì hãy cùng Cùng Bạn Chọn Trường theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là ngành gì?
Kỹ thuật Điện tử Viễn thông (còn được gọi là Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông) hiểu đơn giản là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng…
Nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin giữa diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông như thế nào?
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông giúp người học có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất hiện nay và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại.
Đồng thời, giúp sinh viên có được khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
Cơ hội nghề nghiệp với Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông có rộng mở không?
Ngành Kỹ thuật điện tử Viễn thông thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn trở thành ngành nghề tương lai cũng chính nhờ sự đa dạng trong cơ hội việc làm mà nó mang lại.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc khác nhau như: nghiên cứu và phát triển, mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh… Cụ thể:
– Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
– Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô.
– Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
– Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện.
– Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch.
– Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông.
– Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động.
Các bạn cần có tố chất gì khi theo học Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông?
Những tính cách phù hợp để bạn có thể phát triển tốt nhất khi theo học Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông bao gồm:
– Có khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các bài toán kỹ thuật;
– Có tư duy độc lập, logic;
– Có khả năng trình bày và báo cáo kết quả;
– Tinh thần ham học hỏi, thái độ học tập nghiêm túc;
– Có tính kiên trì, nhẫn nại, có trách nhiệm;
Các khối thi vào Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông
Mã ngành: 7520207 (ở một số trường đại học có mã ngành: 7510302)
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- C02: Ngữ văn – Hóa học – Sinh học
- C04: Toán – Ngữ văn – Địa lý
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Các trường đại học xét tuyển Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học viện Kỹ thuật mật mã
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc)
- Đại học Giao thông Vận Tải (Cơ sở phía Bắc)
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Dân lập Phương Đông
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- Đại học Kinh Bắc
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại học Vinh
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
Khu vực miền Nam
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM
- Đại học Công nghệ TP. HCM – HUTECH
- Đại học Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Nam)
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Hàng không Việt Nam
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Mức lương của Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông có cao không?
Mức lương của một Kỹ sư Điện tử – Viễn thông dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu đồng. Tuỳ thuộc vào tính chất công việc cũng như khả năng chuyên môn, kinh nghiệm có được mà con số có thể tăng đến 2000 USD/tháng (khoảng 45 triệu đồng).
Một con số vô cùng hấp dẫn cũng như mời gọi những ai yêu thích công việc liên quan đến công nghệ và điện tử.
Các bạn cần trang bị những kiến thức và kỹ năng gì khi học Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông?
Để có được những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp cũng như có được con số thu nhập mơ ước và hấp dẫn như trên, bạn cần phải nỗ lực hoàn thiện bản thân rất nhiều. Sau đây là một số kiến thức cũng như kỹ năng cần có nhằm hỗ trợ bạn trên con đường chinh phục Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông:
- Kỹ năng làm việc nhóm
Điện tử viễn thông được xem là ngành công nghệ cao, quá trình làm việc là chuỗi hệ thống, mỗi người sẽ đảm nhiệm những khâu công việc khác nhau. Vì vậy mà để có thể hoàn thành tốt vị trí cũng như nhiệm vụ được giao, tránh ảnh hưởng đến tập thể, bạn cũng cần có được kỹ năng làm việc nhóm tốt.
- Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông
Để đảm bảo theo đuổi ngành này mà không bị chán nản, bạn cần yêu thích những thứ về điện tử, công nghệ. Thành thạo hoặc luyện tập sử dụng, vận hành những thiết bị đáp ứng nhu cầu công việc một cách tốt nhất. Trau dồi thêm kỹ năng thiết kế, lắp đặt. Chúng sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc rất nhiều khi theo Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông lâu dài.
- Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian
Với khối công việc lớn cùng đặc tính nghề nghiệp vừa hiện đại lại phức tạp, kỹ năng này giúp bạn dễ dàng quản lý những nhiệm vụ phải thực hiện mỗi ngày một cách hợp lý và khoa học. Tránh việc quá tải khiến bản thân thêm căng thẳng, giảm năng suất làm việc.
- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp chính là kỹ năng tối quan trọng dù bạn ở trong bất kỳ ngành nghề, công việc nào. Trong quá trình làm, bạn cần giao tiếp để học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức từ đồng nghiệp hoặc cấp trên. Nó giúp bạn hoàn thiện bản thân và tiến xa hơn từng ngày.
- Khả năng ngôn ngữ
Do công việc chủ yếu làm việc với các thiết bị điện tử nên những tín hiệu thông tin, tài liệu chủ yếu được viết bằng Tiếng Anh. Vì thế mà nếu giỏi ngoại ngữ, đó sẽ là lợi thế lớn của bạn.
Bài viết đã phần nào cung cấp cũng như giải đáp những câu hỏi xoay quanh ngành học Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm chọn ngành học tương lai phù hợp.
Thông tin:
Website: Cùng bạn chọn trường
Facebook: Cùng Bạn Chọn Trường
0
/5Dựa trên 0 lượt đánh giá
5 Star
4 Star
3 Star
2 Star
1 Star
Bởi 02 đánh giá
Lọc theo
binance kods
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.
www.binance.com anmelden
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.