Ngành Quan hệ công chúng tiếng anh là Public Relations đã hình thành từ rất lâu, thế nhưng tại Việt Nam đến nay vẫn là một ngành học mới. Kinh tế phát triển cùng với những bước đột phá của công nghệ trong thời đại số cũng là lý do giúp Quan hệ công chúng định hình ngày càng đặc trưng hơn trong lĩnh vực Truyền thông.
Hiểu ngành Quan hệ công chúng
Trong những năm 90, các công ty đa quốc gia đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Họ cần triển khai hoạt động Quan hệ Công chúng ( gọi là PR) để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ, và đồng thời làm cho tổ chức của họ trở nên gần gũi hơn với người dân địa phương để được đón nhận. Điều này đã gia tăng nhu cầu về các dịch vụ PR ở Việt Nam, và đã dẫn đến hàng loạt các công ty PR được hình thành, Vậy ngành Quan hệ công chúng sẽ giảng dạy những gì ?
-
- Về kiến thức chuyên sâu: Hoạch định chiến lược PR, Quản trị truyền thông, Sáng tạo quảng cáo, Tổ chức và Quản trị sự kiện, Truyền thông marketing tích hợp, Truyền thông đa phương tiện, cùng hệ thống kiến thức bổ trợ giúp sinh viên có hiểu biết đa dạng về lĩnh vực PR – truyền thông.
- Về kiến thức cơ sở: Nhập môn PR, Nhập môn Truyền thông, PR nội bộ và cộng đồng, Tổ chức hoạt động báo chí, Quản trị học, Marketing căn bản, Xây dựng và Quản trị Thương hiệu…
- Về kiến thức ngành: Hoạch định chiến lược truyền thông, Pháp luật truyền thông, Nghệ thuật nói trước công chúng, Đạo đức truyền thông, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng viết cho Quan hệ công chúng …
- Về kiến thức chuyên ngành: Viết cho PR, Quản trị rủi ro trong Quan hệ Công chúng; Tổ chức hoạt động báo chí, Sản xuất chương trình truyền thông, Phỏng vấn …
Cơ hội nghề nghiệp với ngành Quan hệ công chúng
Để trả lời cho câu hỏi học ngành PR ra trường làm gì thì bạn cần phải xác định mục tiêu và định hướng của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành PR có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau:
-
- Chuyên viên PR: đảm nhận các vị trí công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, tổ chức kinh tế, quốc tế và tổ chức xã hội, phi chính phủ….
- Phóng viên, biên tập viên: làm việc tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…
- Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: làm các công việc như trợ lý phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị, trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
- Nghiên cứu, giảng dạy môn PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng; trợ lý giảng dạy và tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp; nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.
Mức lương ngành Quan hệ công chúng
Theo thống kê, mức lương trung bình cho một chuyên viên Quan hệ công chúng (PR) thuộc top cao, khởi điểm ở mức 7-15 triệu/tháng, thậm chí là hàng nghìn đô tùy vào khả năng và kinh nghiệm. Cụ thể, mức lương của nhân viên mới tại các công ty PR chuyên nghiệp trung bình hàng tháng là từ 250 – 500 USD (từ 5 đến 10 triệu VNĐ). Nhóm chuyên viên tại các công ty, tập đoàn lớn có thu nhập cao hơn, từ 600-1000 USD (12- 20 triệu VNĐ); còn nhóm quản lí cấp cao thì có mức lương là từ 1000-2500 USD (khoảng 20-50 triệu VNĐ)…
Kỹ năng cần có khi theo học ngành Quan hệ công chúng
-
- Khả năng phân tích, tổng hợp: là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhằm phân tích những xu hướng phát triển của xã hội để đưa ra chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp, vậy nên ngay từ khi còn là sinh viên, bạn phải luôn cập nhật những kiến thức, thông tin về xã hội, phân tích, tổng hợp và thường phải tự quyết định mình sẽ làm gì.
- Có kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm. Quan hệ công chúng không diễn ra tách biệt. Người làm cần có khả năng làm việc với cộng sự của mình, Nếu bạn đang trong trường học, đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội làm việc nhóm nào.
- Khả năng lên kế hoạch: Bạn là người nghĩ xa? Bạn sẽ phù hợp với Quan hệ công chúng. Không chỉ cần lên kế hoạch trong ngày, bạn cần lên kế hoạch cho tháng tới, thậm chí là 6 tháng tới kể từ ngày hôm nay. Kế hoạch của bạn có thể thay đổi, nhưng trước hết, bạn cần có nó.
- Kỹ năng viết lách: Nghề Quan hệ công chúng có mối liên hệ mật thiết với báo chí, thông cáo, các bản báo cáo, thậm chí là phải lên kịch bản quảng cáo, kế hoạch truyền thông… Vậy nên việc có khả năng viết lách sẽ rất hữu dụng với bạn.
- Luôn muốn đổi mới bản thân: Bởi vì bạn sẽ không bao giờ biết trước được những gì sẽ xảy đến với mình trong hôm nay. Các khách hàng của bạn sẽ không ra những đơn hàng giống nhau, và bạn cũng không thể tư vấn cho khách hàng một cách làm giống nhau cho mọi trường hợp. Vậy nên bạn phải là người nắm được hành vi, sở thích của khách hàng.
Những tính cách phù hợp với nhanh quan hệ công chúng
Người làm PR cũng như bao nghề khác đều cần luôn năng động nhiệt huyết trong các phong trào. Riêng về mảng sáng tạo, người làm PR phải có tố chất bay bổng, phá cách, thậm chí là điên rồ để cho ra những ý tưởng độc đáo. Đam mê viết lách, và có khả năng viết cũng là một lợi thế phù hợp với người làm PR, thích xem và nắm bắt các tin tức mới, trend mới để vận dụng cho các nội dung, hoặc chương trình PR và vẫn theo kịp trend, vẫn lan tỏa được thông điệp một cách ấn tượng đến với công chúng. Ngoài ra người làm PR đa số là những con người lỳ lợm không thích rập khuôn bởi vì đơn giảng nghề này là nghề sáng tạo, nếu trong môi trường gò bó, kỉ luật thì người làm Quan hệ công chúng khó có thể bộc lộ hết khả năng của bản thân, tuy nhiên phải bỏ cái tôi sang một bên vì làm nghề quan hệ công chúng không phải là nghề đi một mình, mà cần phải có đồng đội, cùng tranh luận để rồi cùng thống nhất quan điểm ý kiến.
Các khối thi vào ngành Quan hệ công chúng
Ngành Quan hệ công chúng có mã ngành 7320108, bao gồm các tổ hợp sau :
-
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- C12 (Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử)
- C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)
- D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
- D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
Điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng.
Sau đây là điểm ngành Quan hệ công chúng xếp từ cao xuống thấp của các trường đạo tạo tiêu biểu (Năm 2020):
STT | Tên trường | Mã trường | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn | |
1 | Đại Học Kinh Tế Quốc Dân | KHA | A01, C03, C04, D01 | 27.6 | |
2 | Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM | UEF | A00, A01, C01, D01 | 21 | |
3 | Đại học Nam Cần Thơ | DNC | C00, D01, D14, D15 | 20 | |
4 | Đại Học Nguyễn Trãi | NTU | C00, C12, C19, D01 | 19.75 | |
5 | Đại Học Dân Lập Văn Lang | DVL | A00, A01, C00, D01 | 19 | |
6 | Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam | HTN | C00, D01, D66, D84 | 17 | |
7 | Đại Học Đại Nam | DDN | C00, C19, D01, D15 | 15 | |
8 | Đại Học Yersin Đà Lạt | DYD | A00, A01, C00, D01 | 15 | |
9 | Đại Học Nguyễn Tất Thành | NTT | A01, C00, D01, D14 | 15 | |
10 | Đại Học Hòa Bình | ETU | C00, C20, D01, D15 | 15 |
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin để bạn học có thể hiểu được ngành quan hệ công chúng là gì, bao gồm những kiến thức giảng dạy nào, tổ hợp môn nào để bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn theo học, các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng xem mình có thích, đam mê và có những tố chất phù hợp để theo học hay không. Và một việc nữa rất quan trọng rằng bạn có thật sự thích và quyết tâm theo đuổi nó hay không. Chúc các bạn thành công trên con đường sau này !
Chưa có bình luận nào.