Ngành Quản lý nhà nước là một ngành học chưa phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, ngành học này chưa có nhiều người biết đến và theo học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về ngành Quản lý nhà nước và cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành này.
Tìm hiểu về ngành Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Ngành Quản lý nhà nước (tiếng Anh là State Management) là một ngành học về những thủ tục hành chính nhà nước, nghiên cứu một cách tổng quát nhất về những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, về tư tưởng của Nhà nước trong các hoạt động chính trị – xã hội.
Mục tiêu đào tạo của ngành Quản lý Nhà nước là cung cấp cho sinh viên:
-
- Những kiến thức cơ bản về quản lý;
- Kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước;
- Khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư.
Tốt nghiệp ngành Quản lý Nhà nước, sinh viên trở thành những cử nhân quản lý nhà nước với yêu cầu cũng như đáp ứng các mục tiêu cụ thể:
-
- Trung thành với Đảng, nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức;
- Trở thành một công chức chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả;
- Trở thành một đồng nghiệp tận tình, một cộng sự tốt, biết làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, đồng đội, tận tâm;
- Thành thạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giải quyết các công việc;
- Người lao động sáng tạo và không ngừng đổi mới;
- Hiểu biết xã hội;
- Tinh thần phục vụ xã hội, phụng sự tổ quốc.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản lý nhà nước
Sinh viên ngành Quản lý nhà nước khi ra trường có đủ trình độ, chuyên môn, phẩm chất để đảm nhận nhiệm vụ công việc của các vị trí:
-
- Quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư;
- Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước (ban, ngành, sở, phòng, trung tâm..), cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp các cấp;
- Công chức, viên chức làm việc trong hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang;
- Cán bộ hành chính văn phòng; thư ký tổng hợp; chuyên viên văn phòng; cán bộ văn thư – lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
- Làm việc ở Bộ phận tham mưu, tổng hợp; trợ lý cho các cấp lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan, tổ chức;
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ngành Quản lý nhà nước ở các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm và viện nghiên cứu.
Mức lương dành cho ngành Quản lý nhà nước
Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Quản lý nhà nước.
-
- Nếu bạn làm việc tại đơn vị, cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định hiện hành.
- Còn nếu bạn làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước thì tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm mà sẽ có các mức lương khác nhau.
Những tính cách cần có của một sinh viên ngành Quản lý nhà nước
Để theo học ngành Quản lý nhà nước, bạn cần có những tố chất sau:
-
- Có trình độ ngoại ngữ cao;
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, dự báo và trình bày thông tin một cách độc lập;
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển nhóm;
- Có khả năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán với các đối tượng;
- Có khả năng làm việc độc lập, có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước;
- Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực cao trong công việc.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng;
Các khối thi dành cho sinh viên ngành Quản lý nhà nước
Mã ngành của ngành Quản lý nhà nước: 7310205
Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Quản lý nhà nước:
-
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng An
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Điểm chuẩn dành cho sinh viên ngành Quản lý nhà nước
Điểm chuẩn của ngành Quản lý nhà nước trong năm 2020 dao động từ 14 – 24 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
Các trường đào tạo ngành Quản lý nhà nước
Khu vực miền Bắc:
-
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Chính sách và Phát triển
- Đại học Nội vụ
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Khu vực miền Trung:
-
- Đại học Vinh
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Quy Nhơn
Khu vực miền Nam:
-
- Học viện Cán bộ TP.HCM
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Trà Vinh
Chưa có bình luận nào.