Ngành Vật Lý Kỹ Thuật đào tạo bậc cử nhân có đầy đủ kiến thức chuyên môn về lĩnh vực Vật lý và có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường, phân tích kỹ thuật, chế tạo vật liệu mới.
Ngành Vật lý kỹ thuật là ngành như thế nào?
Vật lý kỹ thuật (tiếng Anh là Engineering Physics) là ngành đào tạo ứng dụng các nguyên lý về vật lý, toán học để phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật và ứng dụng liên ngành.
Ngành học này đào tạo kỹ sư Vật lý kỹ thuật có năng lực chuyên môn, kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng lãnh đạo, quản lý, sáng tạo và khả năng tự học suốt đời trong lĩnh vực Vật lý kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.
Cơ hội nghề nghiệp đối với sinh viên ngành Vật Lý Kỹ Thuật
- Kỹ sư nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các công ty trong nước, các công ty liên doanh và nước ngoài, kỹ sư vận hành các thiết bị tại các bệnh viện trực thuộc tỉnh, thành phố.
- Kỹ sư phân tích, chuyên gia viết dự án, chính sách khoa học công nghệ và quản lý dự án làm việc tại các cơ quan nhà nước, sở KH-CN tại các địa phương trong cả nước.
- Khởi nghiệp, tự thành lập các doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực: thiết kế máy trong nông nghiệp, thiết bị khoa học kỹ thuật, sản phẩm phục vụ cuộc sống xã hội… đáp ứng nhu cầu người dùng.
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, trường cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp…
- Chuyên viên phân tích: Gồm các công việc liên quan đến mô phỏng, tính toán và phân tích số liệu, tư vấn của các công ty luật về sở hữu trí tuệ.
- Các công việc liên quan đến sự kết hợp giữa sinh học, y học, dược và vật lý, đặc biệt là các công việc liên quan đến y tế và chăm sóc sức khỏe.
- Chuyên viên quản lý: Các công việc liên quan đến phân tích và quản lý chất lượng sản phẩm ở các công ty như Samsung, Haesung, Hanel, Rạng Đông, Điện Quang…
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ở phòng R&D của các công ty như Viettel, Samsung, BoViet, Seoul semiconductor và các trung tâm nghiên cứu lớn tại Việt Nam.
Mức lương ngành Vật Lý Kỹ Thuật có thật sự hấp dẫn không?
- Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, mức lương trung bình có thể nhận được là từ 6 – 8,5 triệu/tháng.
- Đối với những người có kinh nghiệm trong nghề từ 1 – 2 năm, mức lương cơ bản từ 9 -13 triệu/tháng.
- Những cá nhân làm việc tại các tập đoàn liên doanh, công ty nước ngoài ở vị trí quản lý, thu nhập có thể lên 23 triệu VNĐ.
Những tố chất phù hợp với ngành Vật lý kỹ thuật:
Để học tập và thành công trong ngành Vật lý kỹ thuật, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Kỹ năng phân tích số liệu và giải quyết vấn đề;
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh;
- Có kỹ năng về thiết kế;
- Khả năng hình thành ý tưởng;
- Tư duy sáng tạo;
- Có khả năng nghiên cứu, chế tạo;
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình;
- Kỹ năng làm việc độc lập;
- Tự lập kế họach công việc và phương pháp hoàn thành mục tiêu;
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt;
- Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
Các tổ hợp môn ngành Vật Lý Kỹ Thuật
Mã ngành Vật lý kỹ thuật: 7520401
Tổ hợp môn ngành Vật lý kỹ thuật:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
Điểm chuẩn ngành Vật lý kỹ thuật có cao không?
Điểm chuẩn ngành Vật lý kỹ thuật của các trường đại học dao động trong khoảng 14 đến 20 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.
Các trường đào tạo ngành Vật Lý Kỹ Thuật
Hiện nay, ở nước ta chỉ có một số trường đào tạo ngành Vật Lý Kỹ Thuật, đó là:
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Cần Thơ
Thông tin:
- Website: Cùng bạn chọn trường
- Facebook: Cùng Bạn Chọn Trường
Chưa có bình luận nào.