Lợi Thế khi các bóng hồng tham gia học ngành Công nghệ ô tô:
- Thứ nhất, nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác đến từng chi tiết. Đây là một trong những đặc điểm thường có ở nữ giới.
- Thứ hai, so với các bạn nam, sinh viên nữ sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ ô tô thường có nhiều lựa chọn về vị trí công việc hơn. Ngành ô tô là một ngành rất rộng bao gồm: sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối, dịch vụ kỹ thuật, đăng kiểm, mua bán xe mới, cũ, truyền thông, giáo dục…. nói chung, có thể xem nó như một ngành công nghiệp thu nhỏ và trong đó có rất rất nhiều vị trí mà các bạn nữ có thể tham gia vào từ thiết kế, nghiên cứu, điều phối kho, điều phối dây chuyền sản xuất, kiểm soát chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa, cố vấn dịch vụ, bán xe cũ mới, bán phụ tùng, làm truyền thông cho các website bán xe, các trang tin diễn đàn, làm marketing các công ty phân phối thiết bị, phụ tùng, làm ở trạm đăng kiểm, giáo viên,…..
Ngành công nghệ ô tô học những gì?
Ngành công nghệ ô tô là một lĩnh vực chuyên sâu về thiết kế, phát triển, sản xuất, và bảo dưỡng xe hơi. Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng liên quan đến:
Kỹ thuật Ô Tô:
- Cấu trúc và vật liệu: Kiến thức về cấu trúc khung, vật liệu xây dựng ô tô.
- Động cơ và hệ thống truyền động: Hiểu về loại động cơ, truyền động và hệ thống truyền động.
- Hệ thống lái và treo: Kiến thức về hệ thống lái, treo và điều khiển.
- Hệ thống phanh: Các loại hệ thống phanh và cách chúng hoạt động.
Thiết kế Ô Tô:
- Nghiên cứu và phân tích thị trường người dùng: Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của thị trường và khách hàng tiềm năng. Xu hướng và công nghệ: Theo dõi xu hướng thiết kế, vật liệu mới, và công nghệ trong ngành ô tô.
- Nguyên tắc Thiết kế: Tư duy thiết kế: Phát triển ý tưởng sáng tạo và xuất phát từ những nguyên tắc thiết kế cơ bản. Tính thẩm mỹ và nhận thức người dùng: Tạo ra thiết kế mà người dùng sẽ đánh giá cao từ góc nhìn thẩm mỹ.
Hệ Thống Điện Tử và Máy Tính Trên Ô Tô:
- Hệ thống Điều khiển Động cơ: ECU (Engine Control Unit): Là máy tính chịu trách nhiệm kiểm soát các chức năng của động cơ, bao gồm nhiên liệu, phun xăng, hệ thống làm mát, và các yếu tố khác để tối ưu hóa hiệu suất và tiêu thụ nhiên liệu.
- Hệ thống Điều khiển Truyền động: Transmission Control Unit (TCU): Quản lý hoạt động của hộp số tự động hoặc hộp số ly hợp để đảm bảo chuyển số linh hoạt và hiệu quả.
- Hệ thống Điều khiển Điện: Body Control Module (BCM): Kiểm soát các chức năng điện tử của phần thân xe, bao gồm cửa sổ, cửa trời, đèn, và hệ thống khóa cửa. Lighting Control Module: Quản lý các chức năng đèn, bao gồm đèn pha, đèn hậu, và đèn xi nhan.
- Hệ thống Điều khiển Lái: Electronic Stability Control (ESC) hoặc Electronic Stability Program (ESP): Hệ thống này sử dụng cảm biến để kiểm soát và điều chỉnh phanh của từng bánh xe để giữ cho ô tô ổn định khi lái xe trên đường.
- Hệ thống Điều khiển Phanh: Anti-lock Braking System (ABS): Ngăn chặn bánh xe bị khóa trong quá trình phanh, giữ cho ô tô duy trì sự kiểm soát và tránh tai nạn.
- Hệ thống Giải trí và Thông tin: Infotainment System: Bao gồm màn hình cảm ứng, hệ thống âm thanh, đài radio, kết nối Bluetooth, và các tính năng giải trí khác. Navigation System: Cung cấp hệ thống định vị GPS và hướng dẫn điều hướng.
- Hệ thống An toàn: Airbag Control Module: Kiểm soát triển khai túi khí dựa trên cảm biến va chạm. Traction Control System (TCS): Giảm trượt của bánh xe để đảm bảo an toàn khi lái xe trong điều kiện đường trơn.
- Hệ thống Liên kết và Kết nối: Controller Area Network (CAN): Chuẩn giao thức liên kết cho phép các bộ phận điện tử trên ô tô truyền thông với nhau.
- Hệ thống Làm mát và Sưởi ấm: Climate Control System: Điều khiển nhiệt độ và luồng không khí trong cabin của ô tô.
-
Hệ thống Cảm biến: Parking Assist System: Sử dụng cảm biến để hỗ trợ lái xe khi đỗ xe. Lane Departure Warning System: Cảnh báo khi ô tô rời khỏi làn đường mà không bật đèn xi nhan.
Về Kỹ năng: sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ ô tô có thể:
- Đọc được bản vẽ kỹ thuật về kết cấu của các chi tiết, bộ phận trong ô tô, các sơ đồ mạch điện và mạch tín hiệu điều khiển; đọc được các ký hiệu phân loại của các linh kiện, chi tiết, bộ phận trên ô tô; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
- Lựa chọn đúng, sử dụng thành thạo và bảo dưỡng, bảo quản được các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong ngành, nghề Công nghệ ô tô;
- Chẩn đoán và phát hiện chính xác và đầy đủ các sai hỏng trong các cụm chi tiết, các hệ thống của ô tô;
- Kiểm tra được những sai hỏng của các cụm chi tiết, bộ phận và hệ thống trong ô tô;
- Lập được quy trình tháo, lắp các chi tiết, bộ phận, hệ thống của ô tô;
- Lập được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng lỗi kỹ thuật và từng loại ô tô;
- Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động;
- Tổ chức và quản lý được quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tương ứng với trình độ được đào tạo;
- Thực hiện tốt các nội dung 5S;
- Vận hành được ô tô đúng luật, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn;
- Tiếp nhận và chuyển giao được các công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
- Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh công nghiệp;
- Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người học ở trình độ thấp hơn.
- – Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- – Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản và ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành CN ô tô.
Ngành Công nghệ ô tô: Ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ ô tô, sinh viên có thể làm việc trong nhiều vị trí như:
Kỹ Sư Ô Tô: Tham gia vào quá trình nghiên cứu phát triển, thiết kế, vận hành và sản xuất ô tô. Cải tiến công nghệ và phát triển sản phẩm mới. Cố vấn kỹ thuật, cố vấn dịch vụ trong ngành ô tô.
Chuyên Gia Bảo Dưỡng và Sửa Chữa: Chăm sóc, bảo trì và bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động, cũng như sửa chữa các sự cố kỹ thuật. Quản lý (xưởng trưởng, trưởng bộ phận sản xuất, sửa chữa…).
Chuyên Gia Hệ Thống Điện Tử Ô Tô: Làm việc trên các hệ thống điều khiển và giải trí trong xe hơi.
Quản lý Dự Án: Điều phối sản xuất và quản lý các dự án liên quan đến ô tô
Kinh doanh: Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;…
Tự khởi nghiệp: Kinh doanh nội thất ô tô, bảo hiểm ô tô, dịch vụ sửa chữa, rửa xe ô tô, mở công ty cho thuê bãi đậu xe ô tô…
Ngành Công nghệ ô tô tương lai phát triển như thế nào?
Ngành công nghệ ô tô đang trải qua sự đổi mới đáng kể, bao gồm:
Ô tô Tự lái và Ô tô Điện: Sự phổ biến ngày càng tăng của ô tô tự lái và ô tô điện đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới.
Kỹ Thuật Xe Thông Minh: Tích hợp nhiều công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo và IoT vào xe hơi.
Bền vững và Hiệu Suất Năng Lượng: Phát triển các công nghệ giảm khí thải và tăng hiệu suất năng lượng.
Tham khảo ngành Công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng Bách Khoa Bách Việt bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành công nghệ ô tô đang đào tạo tại trường cũng như các cơ hội được trò chuyện cùng các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ ô tô bằng nhiều hình thức như: đến tham quan cơ sở thực hành tại trường và có thể đăng ký trải nghiệm 1 ngày làm sinh viên ngành công nghệ ô tô để bạn được tận mục sở thị những máy móc, thiệt bị công nghệ hiện đại của trường được trang bị cho sinh viên ngành công nghệ ô tô thực hành, thực tập.
Thông liên hệ: Trường Cao đẳng Bách Khoa Bách Viêt (Bachviet Polytechnic)
Địa chỉ: 194 Lê Đức Thọ, Phường 6, Quận Gò Vấp TPHCM
Hotline: 0934 180 770; 0934 160 770
Tham khảo thêm: Top 5 Trường Cao đẳng tại TPHCM
0
/5Dựa trên 0 lượt đánh giá
5 Star
4 Star
3 Star
2 Star
1 Star
Bởi 02 đánh giá
Lọc theo
Kisisel Hesap Olusturun
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
binance
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.