Những điều cần biết về ngành điện công nghiệp

Ngành Điện công nghiệp là gì? Học ngành Điện công nghiệp ra làm gì? Mức lương của kỹ sư điện tử cao không? Để giúp bạn hiểu hơn về tiềm năng của ngành học thú vị này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Ngành Điện công nghiệp là gì?

Điện tử công nghiệp là ngành học đào tạo ra các kỹ sư điện tử hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.

dien-cong-nghiep-1Kỹ sư Điện tử công nghiệp là người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, và quản lý các hệ thống và thiết bị điện tử được sử dụng trong ngành công nghiệp. Công việc của kỹ sư điện tử liên quan đến việc áp dụng các kiến thức về điện tử nhằm tạo ra các sản phẩm, hệ thống, và quy trình có thể tối ưu hóa hiệu suất và an toàn trong môi trường sản xuất và công nghiệp.

Ngành Điện công nghiệp học gì?

Sinh viên theo học Điện tử công nghiệp được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Qua đó đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ các tố chất, phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. 

dien-cong-nghiep-2

Một số các môn học chuyên ngành quan trọng có thể kể đến như: An toàn lao động; Đo lường điện tử; Điện tử tương tự; Điện tử cơ bản; Kỹ thuật cảm biến; Linh kiện điện tử; Thiết kế mạch điện từ bằng máy tính, v.v.

Ngành điện công nghiệp phù hợp với ai?

Không cần là “thiên tài Vật Lý”, không cần điểm thi đại học cao chót vót. Ngành điện công nghiệp phù hợp với những bạn:

  • Thích làm việc tay chân, thích tháo lắp, tò mò về máy móc.
  • Không muốn học dài, muốn đi làm sớm.
  • Muốn có một nghề ổn định, lương khá, dễ phát triển trong tương lai.
  • Ưu tiên học nghề để xuất khẩu lao động, đi làm nước ngoài nâng cao thu nhập.

Chỉ cần bạn có đam mê, chăm chỉ, chịu học hỏi – còn lại HTT Master sẽ lo cho bạn từ A đến Z.

Học điện công nghiệp xong làm công việc gì?

dien-cong-nghiep-3Sau khi tốt nghiệp ngành điện công nghiệp, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí như:

  • Nhân viên kỹ thuật điện tại nhà máy, khu công nghiệp.
  • Kỹ sư vận hành, sửa chữa hệ thống điện.
  • Thợ lắp đặt và bảo trì hệ thống điện công nghiệp.
  • Làm việc tại các công ty điện lực, công ty xây lắp.
  • Xuất khẩu lao động kỹ thuật sang Nhật Bản, Đức…

Không chỉ dừng ở mức “công nhân kỹ thuật”, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên tổ trưởng, quản đốc, trưởng phòng kỹ thuật nếu có năng lực và kinh nghiệm.

Kỹ năng và tố chất cần có để theo đuổi ngành Công nghiệp điện

Để theo đuổi được ngành công nghiệp điện và phát triển trong lĩnh vực này, các chuyên gia cần phải có những kỹ năng và tố chất sau:

Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực điện

Các chuyên gia cần phải có kiến thức chuyên sâu về lý thuyết điện, điện tử, cơ khí, vật liệu và thiết bị điện.

Kỹ năng thiết kế và vận hành hệ thống điện

Các chuyên gia cần phải có kỹ năng thiết kế và vận hành các hệ thống điện cho các tòa nhà, khu công nghiệp và các công trình xây dựng khác. Họ cần phải có khả năng lập kế hoạch, triển khai và giám sát các hệ thống điện.

dien-cong-nghiep-4Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

Các chuyên gia cần phải có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề trong quá trình thiết kế, vận hành và bảo trì các hệ thống điện.

Tinh thần trách nhiệm và tỉ mỉ

Các chuyên gia cần phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của mình và làm việc một cách tỉ mỉ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của các hệ thống điện.

Bài liên quan: