Những sai lầm tân sinh viên Quan hệ công chúng thường mắc phải

Chào bạn, mình là một sinh viên đang học ngành Quan hệ công chúng (PR) và cũng từng là một tân sinh viên bỡ ngỡ và đầy ắp mộng mơ về nghề “làm truyền thông”. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng giống như những gì mình tưởng tượng, và mình nhận ra rằng có rất nhiều sai lầm mà các bạn sinh viên mới trong đó có mình thường mắc phải trong những năm đầu đại học.

Hôm nay mình muốn chia sẻ một cách chân thành về những vấp ngã, những bài học quý giá mình đã rút ra trong quá trình học ngành Quan hệ công chúng. Nếu bạn cũng đang học ngành này, hoặc chuẩn bị bước vào mình hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm mà mình đã từng trải qua.

Ngộ nhận về ngành Quan hệ công chúng

nhung sai lam tan sinh vien Quan he cong chung thuong mac phai

Ngộ nhận về ngành Quan hệ công chúng

Khi mới bước chân vào giảng đường, mình từng nghĩ rằng quan hệ công chúng (PR) là ngành “sang chảnh”, làm việc với người nổi tiếng, được đi sự kiện, làm MC, viết báo là ngành có phần hào nhoáng, nhưng nó không đơn giản như vậy. Quan hệ công chúng (PR) là một nghề đòi hỏi kiến thức rộng, kỹ năng vững và đặc biệt là sức chịu đựng áp lực cao.

Nhiều bạn tân sinh viên bị “vỡ mộng” sau học kỳ đầu tiên vì nhận ra rằng PR không chỉ là nói hay, viết giỏi, mà còn cần phải hiểu chiến lược truyền thông, biết xử lý khủng hoảng, làm việc nhóm, tổ chức sự kiện, làm nội dung số, thậm chí phải biết một chút về thiết kế, quay dựng video, hay phân tích dữ liệu từ mạng xã hội.

Nếu bạn chỉ đơn thuần nghĩ rằng học ngành Quan hệ công chúng là để nổi tiếng, để “được làm người của công chúng”, thì có lẽ bạn đang đi nhầm đường. Ngành PR là làm việc vì người khác, không phải làm để người khác biết đến bạn.

Lười trau dồi kỹ năng mềm

nhung sai lam tan sinh vien Quan he cong chung thuong mac phai

Hồi năm nhất, mình chủ yếu chỉ học lý thuyết và rất ít khi chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa. Mình nghĩ chỉ cần học tốt, điểm cao là đủ. Nhưng ngành PR không giống như những ngành khác. Nếu bạn chỉ học trong sách mà không va chạm thực tế, không rèn luyện kỹ năng mềm thì ra trường sẽ rất khó xin việc.

Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, viết content, sử dụng công cụ thiết kế, khả năng xử lý tình huống tất cả đều quan trọng như nhau. Và những kỹ năng đó không ai dạy mình đầy đủ trong lớp học. Chỉ khi tham gia câu lạc bộ, làm dự án, thực tập, mình mới học được. Nên nếu bạn đang là tân sinh viên, hãy chủ động tìm kiếm cơ hội để rèn luyện. Đừng chờ đến năm ba, năm tư mới bắt đầu, lúc đó đã muộn mất rồi.

Bỏ qua việc xây dựng thương hiệu cá nhân

nhung sai lam tan sinh vien Quan he cong chung thuong mac phai

Bỏ qua việc xây dựng thương hiệu cá nhân

Một sai lầm lớn mà mình từng mắc phải là coi nhẹ việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Trong ngành PR, chính bạn cũng là một “thương hiệu”. Việc bạn xuất hiện trên mạng xã hội như thế nào, bạn chia sẻ những gì, bạn có kiến thức ra sao, sẽ dần tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp (hoặc không) của bạn trong mắt người khác.

Mình từng khá “im ắng” trên mạng xã hội, không chia sẻ về ngành học, không viết blog, không kết nối với người trong nghề. Sau này khi tham gia thực tập, mình mới thấy việc có một hồ sơ cá nhân chuyên nghiệp, một trang LinkedIn cập nhật, hay đơn giản là một bài chia sẻ trên Facebook về ngành học có thể mở ra rất nhiều cơ hội.

Nếu bạn học PR, đừng ngại bắt đầu từ những điều nhỏ như viết vài dòng cảm nhận sau buổi học, chia sẻ lại bài viết chuyên môn hay, hay giới thiệu về bản thân một cách chuyên nghiệp trên mạng xã hội. Đó chính là bước đầu của việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

Ngại đặt câu hỏi và kết nối với giảng viên

nhung sai lam tan sinh vien Quan he cong chung thuong mac phai

Ngại đặt câu hỏi và kết nối với giảng viên

Mình từng rất ngại hỏi bài, ngại tiếp cận giảng viên vì nghĩ mình chưa đủ giỏi, sợ bị đánh giá. Nhưng thật ra, các thầy cô trong ngành Quan hệ công chúng đa phần rất cởi mở và sẵn sàng chia sẻ. Nếu bạn không chủ động hỏi, không kết nối, thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều kiến thức quý giá bên ngoài giáo trình.

Có những buổi mình chỉ cần hỏi thêm một vài câu sau giờ học, là có thể được thầy cô giới thiệu một số tài liệu chuyên sâu, những kỹ năng thực tế, hoặc gợi ý định hướng nghề nghiệp. Những điều đó không có trong sách vở, và chỉ đến khi bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn.

Không biết định hướng sớm

nhung sai lam tan sinh vien Quan he cong chung thuong mac phai

Khống biết định hướng sớm

Mình mất gần hai năm đầu để loay hoay với câu hỏi học Quan hệ công chúng (PR) xong làm gì? Làm báo chí, truyền hình, sự kiện, content, hay truyền thông nội bộ? Vì không có định hướng sớm, nên mình học một cách khá lan man, không chuyên sâu vào mảng nào cả. Đến khi thực tập mới thấy khó khăn vì hồ sơ không có điểm nổi bật.

Lời khuyên của mình là hãy tìm hiểu và thử sức với nhiều lĩnh vực trong ngành PR ngay từ năm nhất. Làm cộng tác viên cho fanpage, tham gia tổ chức sự kiện, viết blog, làm podcast, thực tập part time. Từ những trải nghiệm đó, bạn sẽ dần biết mình phù hợp với lĩnh vực nào để tập trung đầu tư kỹ năng và xây dựng hồ sơ.

Bỏ quên kỹ năng tiếng Anh

nhung sai lam tan sinh vien Quan he cong chung thuong mac phai

Bỏ quên kỹ năng tiếng anh

Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trong ngành Quan hệ công chúng (PR), đặc biệt nếu bạn muốn làm việc với các thương hiệu lớn hoặc công ty nước ngoài. Mình từng khá tự tin với vốn tiếng Anh giao tiếp, nhưng khi phải viết email chuyên nghiệp, dịch tài liệu truyền thông hay đọc các case study bằng tiếng Anh thì bắt đầu “đuối”.

Ngành Quan hệ công chúng (PR) có rất nhiều tài liệu chuyên sâu, xu hướng, nghiên cứu bằng tiếng Anh. Nếu bạn không giỏi ngoại ngữ, bạn sẽ tụt lại phía sau. Mình đã mất khá nhiều thời gian để “cứu vớt” lại vốn tiếng Anh của mình và đến giờ vẫn đang cố gắng từng ngày. Hãy đầu tư tiếng Anh càng sớm càng tốt, từ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đến tiếng Anh chuyên ngành Quan hệ công chúng (PR). Tin mình đi, bạn sẽ cảm ơn chính mình sau này vì đã học tiếng Anh từ sớm.

Thiếu kiên nhẫn và dễ nản

nhung sai lam tan sinh vien Quan he cong chung thuong mac phai

Thiếu kiên nhẫn và dễ nản

Quan hệ công chúng (PR) là một ngành học cần thời gian để hiểu và “thấm”. Không phải cứ học một vài môn là sẽ thấy rõ tương lai. Nhiều bạn (kể cả mình) từng nản khi thấy bản thân chưa có kỹ năng gì nổi bật, chưa rõ mình phù hợp với công việc gì, hoặc thấy mình “tụt hậu” so với các bạn giỏi trong lớp.

Nhưng ai cũng có một vạch xuất phát khác nhau. Quan trọng là bạn đi chậm nhưng chắc, luôn học hỏi và không ngừng cố gắng. Hãy nhớ rằng không có ai sinh ra đã là một chuyên gia truyền thông tất cả đều bắt đầu từ những bước nhỏ. Hãy kiên nhẫn với bản thân. Ngành Quan hệ công chúng (PR) là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng rất thú vị. Những sai lầm mình từng mắc phải không làm mình thất bại, mà giúp mình trưởng thành hơn mỗi ngày. Và mình tin bạn cũng sẽ như vậy miễn là bạn không ngừng học hỏi, dám thử và dám sửa sai.

Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường học tập năng động thì, trường Cao đẳng Sài Gòn chính là nơi dành cho bạn. Với chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng (PR) được thiết kế sát với thực tiễn, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong ngành, và vô vàn cơ hội tham gia các dự án truyền thông thực tế, trường Cao đẳng Sài Gòn sẽ giúp bạn vững vàng trên con đường trở thành một người làm PR chuyên nghiệp.

Bài liên quan: