PHÂN TÍCH KÊNH PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP

Kênh phân phối trực tiếp là gì? Có ưu và nhược điểm gì? Bài viết này sẽ giúp bạn phân tích phần nào vào kênh phân phối này. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Kênh phân phối trực tiếp là gì?

Kênh phân phối trực tiếp là hình thức mà các nhà sản xuất hoặc các nhà cung cấp dịch vụ bán các sản phẩm/dịch vụ bằng các cửa hàng, đại lý của chính mình mà không thông qua bất kì trung gian nào.

Các thành phần trong kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp thường bao gồm các thành phần sau:

Nhà sản xuất/nhà cung cấp dịch vụ: Đây là thành phần cốt lõi của kênh phân phối này. Chịu trách nhiệm tạo ra sản phẩm/dịch vụ và ddauw chúng ra ngoài thị trường, cụ thể là đại lí phân phối/cửa hàng của chính mình.

Đại lý phân phối/cửa hàng: Trực tiếp đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Khách hàng: Người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm/dịch vụ.

kenh-phan-phoi-truc-tiep

Các thành phần trong kênh phân phối trực tiếp

Ngoài ra còn 2 thành phần ẩn trong kênh phân phối này là: 

Kho bãi và vận chuyển: Đảm bảo sản phẩm/dịch vụ được giao đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chăm sóc khách hàng: Chịu trách nhiệm xử lý khiếu nại và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Ưu điểm và nhược điểm của kênh phân phối trực tiếp

Ưu điểm

Dễ dàng kiểm soát quy trình

Doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát toàn bộ quá trình phân phối, từ sản xuất đến bán hàng và giao hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.

Linh hoạt về chính sách và giá cả

Doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh giá cả và chính sách bán hàng để phù hợp với thị trường và khách hàng.

Tăng lợi nhuận

Không có các nhà phân phối trung gian giúp giảm bớt các chi phí chiết khấu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Khai thác được mong muốn và nhu cầu của khách hàng

Khi không có các trung gian, các phản hồi từ khách hàng sẽ trực tiếp được gửi về doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin phản hồi đó để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó cải thiện sản phẩm/dịch vụ và xây dựng mối quan hệ thân thiết để giữ chân khách hàng.

Nhược điểm 

Chi phí cao

Cần đầu tư nhiều tiền vào nhân sự, kho bãi, vận chuyển, các đơn vị phân phối của mình và các hoạt động tiếp thị, bán hàng.

Khó mở rộng thị trường 

Khó tiếp cận khách hàng ở các khu vực sâu và xa vì chưa có đơn vị phân phối tại khu vực đó.

Yêu cầu nguồn nhân lực lớn

Cần phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Với yêu cầu này, doanh nghiệp phải đối mặt với việc chi phí để trả cho nhân viên là rất cao.

kenh-phan-phoi-truc-tiep-nhuoc-diem

Kết luận 

Kênh phân phối trực tiếp là một lựa chọn phù hợp cho những doanh nghiệp muốn kiểm soát toàn bộ quá trình phân phối, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, với bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng sẽ có rủi ro, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng ưu điểm và nhược điểm và đảm bảo có đủ nguồn lực để triển khai kênh phân phối này một cách hiệu quả.

Xem thêm: Mô hình 3C 

  Tất tần tật về ngành Marketing

Bài liên quan: