Sinh viên tốt nghiệp ngành lâm học có khả năng thực hiện được các nghiên cứu về về lĩnh vực lâm nghiệp; áp dụng và phát triển những kỹ thuật khai thác – tái sinh rừng, trồng rừng và nuôi dưỡng rừng, điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch, … cùng nhiều khả năng liên quan đến lâm nghiệp khác.
Hãy cùng Cùng Bạn Chọn Trường tham khảo thêm thông tin về ngành học đầy tiềm năng này nhé.
Ngành lâm học là ngành gì?
Ngành Lâm học (tiếng Anh là Forestry) trang bị cho sinh viên khối kiến thức chuyên ngành về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng.
Có kiến thức và kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng và phát triển rừng; khả năng điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, rừng và môi trường, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Có khả năng nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp.
Chương trình đào tạo ngành Lâm học dành cho sinh viên
Lâm học cũng là ngành học đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có lập trường chính trị – tư tưởng vững vàng, có kiến thức và kỹ năng về Lâm học; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Lâm học.
Hậu tốt nghiệp, sinh viên có khả năng thực hiện được các nghiên cứu về về lĩnh vực lâm nghiệp; áp dụng và phát triển những kỹ thuật khai thác – tái sinh rừng, trồng rừng và nuôi dưỡng rừng, điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp; đề xuất, lựa chọn các giải pháp, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ rừng; tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành lâm nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với ngành lâm học
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Lâm học, sinh viên tốt nghiệp có thể chịu trách nhiệm đảm nhận công việc tại một số đơn vị sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng Cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, Chi cục lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông – khuyến lâm quốc gia, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại cấp tỉnh, huyện, xã, phòng khuyến nông lâm, lâm trường.
- Các doanh nghiệp lâm nghiệp, sản xuất và chế biến sản phẩm lâm nghiệp, trung tâm chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp: nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân.
- Các viện nghiên cứu lâm nghiệp:Viện nghiên cứu lâm nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc…
- Cơ sở giáo dục đào tạo:Đại học, Cao đẳng, Trung học, dạy nghề…
- Các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế.
- Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo lâm nghiệp.
Những kiến thức, kỹ năng cần chuẩn bị để cho ngành học này
Để theo đuổi được mức lương cao từ một công việc tốt, đúng chuyên ngành, bạn cần phải chuẩn bị:
- Sự yêu nghề và tâm huyết với nghề.
- Chuyên môn nghiệp vụ tốt, hiệu suất làm việc cao.
- Tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng tốt
- Có kỹ năng ngoại ngữ, thuyết trình và lãnh đạo tốt.
Điều kiện cần để bạn phù hợp với ngành lâm học
- Yêu thiên nhiên, môi trường;
- Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
- Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
- Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
- Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
Mức lương trung bình của ngành lâm học
Ngành Lâm nghiệp có mức lương khá cạnh tranh, tùy thuộc vào vị trí và địa điểm làm việc. Mức lương phổ biến của ngành dao động trong khoảng 5 – 10 triệu/ tháng.
Các khối thi vào ngành lâm học
– Mã ngành Lâm học: 7620201
– Ngành Lâm học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- B00: Toán – Hóa – Sinh
- D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
- A16: Toán – Văn – Khoa học tự nhiên
Danh sách các trường đào tạo ngành lâm học
Để theo học ngành Lâm nghiệp, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Thành Tây
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Kinh tế Nghệ An
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Phân hiệu Đại học Nông lâm TP. HCM tại Gia Lai
- Đại học Quảng Bình
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Nông Lâm TP.HCM
Thông tin:
- Website: Cùng bạn chọn trường
- Facebook: Cùng Bạn Chọn Trường
Chưa có bình luận nào.