Xét tuyển nguyện vọng là gì? Những lưu ý khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng

Nguyện vọng 1 là gì? Nguyện vọng 2 là gì?

Nguyện vọng 1 là nguyện vọng mong muốn trúng tuyển vào ngành, trường mà bạn yêu thích nhất, bạn đăng ký thi đầu tiên tại Hội đồng thi của trường đó và được trường đại học đó chấm điểm. Nếu bạn được điểm cao thì bạn sẽ được tuyển vào ngành bạn mong muốn. Trường sẽ phát cho bạn 2 phiếu điểm, khi bạn trúng tuyển sẽ có giấy báo nhập học.

Nguyện vọng 2 là nguyện vọng mà bạn sẽ chọn khi không trúng tuyển vào nguyện vọng 1 thì bạn cũng sẽ được phát phiếu 2 điểm.  Bạn sẽ cầm phiếu này tới trường mà bạn đã đăng ký nguyện vọng 2 để làm hồ sơ nhập học. Các trường xét nguyện vọng 2 cũng xét từ trên xuống dưới, bạn nào điểm cao thì xác xuất đậu sẽ cao hơn.

Nguyện vọng 3 cũng giống như nguyện vọng 1 và 2. Trong đó nguyện  vọng 2,3 không nhất thiết là trường đại học mà có thể là cao đẳng.

Những điều cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng

– Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng mỗi nguyện vọng bao gồm các ngành hoặc nhóm ngành, trường, tổ hợp môn xét tuyển.

– Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất tiếp đó là các nguyện vọng 2, 3).

Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, trường thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng. Trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Nguyện vọng 1 sẽ được xét tuyển đầu tiên nếu không trúng truyển sẽ xét các nguyện vọng tiếp theo là nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3 sao cho hợp lý, cẩn thận và chính xác nhất.

– Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 với từng trường, ngành thì các thí sinh sẽ được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

Nhiều bạn thắc mắc rằng, việc xét tuyển nguyện vọng 1 có được ưu tiên hơn Nguyện vọng 2, 3, 4,…hay không?

Câu trả lời cho các bạn là: Khi một ngành, trường xét tuyển thi thí sinh sẽ được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi và dù là nguyện vọng nào thì cũng đều được xét tuyển giống nhau không phân biệt.

Trừ trường hợp các thí sinh có điểm thi bằng nhau, tiêu chí phụ bằng nhau thì thí sinh nào có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên. Các nguyện vọng là bình đẳng và mỗi ngành hoặc nhóm ngành tuyển sinh của trường sẽ chỉ có 1 điểm chuẩn chung.

– Nếu sau khi các trường đã hoàn tất xét tuyển đợt 1 mà vẫn còn thừa chỉ tiêu thì có thể xét tuyển đợt bổ sung. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này có nghĩa là việc trúng tuyển đợt 2 thậm chí còn khó khăn hơn, nên tốt nhất các thí sinh hãy tập trung toàn bộ các tính toán cho đợt 1.

Do năm 2022 có sự thay đổi nên nhiều thí sinh vẫn còn bỡ ngỡ và thắc mắc: Đã đăng ký xét học bạ vào một số trường và vẫn muốn dùng điểm thi THPT để xét vào các trường đại học khác. Vậy lúc đăng ký nguyện vọng em có cần ghi các trường em đã xét bằng học bạ vào không?

Trả lời vấn đề này, nếu đã đăng ký dự thi, thí sinh sẽ được dự thi và sử dụng kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào các trường xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Đối với xét tuyển học bạ, các trường sẽ tổ chức xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển sớm. Thí sinh đã đăng ký xét tuyển bằng học bạ vẫn được phép tiếp tục đăng ký xét tuyển phương thức xét điểm thi THPT. 

  • Trường hợp thí sinh đã được thông báo đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) một nguyện vọng nhất định, thí sinh tự quyết định việc đặt thứ tự ưu tiên nguyện vọng khi đăng ký trên hệ thống (tùy thuộc thí sinh muốn được công nhận trúng tuyển nguyện vọng đó hay muốn mở rộng cơ hội trúng tuyển nguyện vọng khác). 
  • Trường hợp không đủ điều kiện trúng tuyển vào một ngành đào tạo theo nguyện vọng, thí sinh vẫn có thể tiếp tục đăng ký ngành đào tạo đó theo phương thức tuyển sinh khác trên hệ thống.

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Trên thực tế có những thí sinh dự tuyển bằng nhiều phương thức (học bạ, đánh giá năng lực, chứng chỉ quốc tế, ưu tiên xét tuyển…) sẽ được các trường xét tuyển sớm. Theo quy chế năm nay, thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo kế hoạch xét tuyển sớm sau đó phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Đối với một ngành đào tạo (hoặc một chương trình đào tạo) theo một phương thức và tổ hợp môn, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng theo điểm xét không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký. 

Xem thêm:

Nguồn: Tổng hợp

Bài liên quan: