Linh hoạt trong học tập
Theo nhà phân tích kỹ thuật nhân sự Willian Tincup, trên thị trường có hơn 24,000 phần mềm hỗ trợ cho ngành nhân sự, thống kê gần đây với giá cả thị trường ở mức xấp xỉ 400 triệu đô la. Trí thông minh nhân tạo, các ứng dụng chuyên thực hiện tác vụ tự động trên Internet (bot), công nghệ chuỗi khối blockchain, sự tự động hóa,… đang dần dần chuyển giao hệ sinh thái công nghệ nhân sự. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng mọi thứ đều có thể đâu vào đó, còn chưa kể đến việc bạn đã thực hiện nó đúng cách hay chưa. Thực tế là, biết chắt lọc và tìm cách khai thác những phương pháp công nghệ đang nổi chính là một kỹ năng cần thiết đối với các chiến lược nhân sự ngày nay. Điều này còn đặc biệt quan trọng hơn đối với những tổ chức vừa và nhỏ – nơi mà các nhà quản trị nhân sự thường phải điều hành team của mình mà không có một đội ngũ chuyên gia phân tích cùng đóng góp để hỗ trợ.
Vì thế, nếu bạn đang lập kế hoạch cho con đường sự nghiệp của mình, hoặc đang muốn tuyển dụng một chuyên gia nhân sự để dẫn dắt tổ chức trong tương lai – thì hãy học cách sử dụng công nghệ và trở nên thành thạo hơn khi áp dụng các phương pháp và công cụ mới nhé.
Sự sáng tạo
Sự thay đổi dường như đã diễn ra hơn một thập kỷ về trước. Và khi lĩnh vực “tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp” bắt đầu chớm nở, thì ngành nhân sự lại hiếm khi dùng từ ngữ “sáng tạo” để mô tả về bản thân mình. Ngày nay, bộ phận nhân sự chính là người tiên phong trong hầu hết các phương pháp tạo dựng thương hiệu của công ty: Họ là những người giúp kể câu chuyện, định hình tầm nhìn của các ứng viên khi làm việc tại công ty thì sẽ như thế nào. Điều này đòi hỏi các chuyên gia nhân sự phải phối hợp với bộ phận marketing nhằm đảm bảo rằng mọi thứ được ăn rơ và khớp với thương hiệu người tiêu dùng. Và vì thế, nhà quản trị nhân sự hiện đại cần phải tư duy sáng tạo hơn bao giờ hết. Họ cần phải nắm rõ các trang mạng xã hội, các sự gắn kết số, cũng như các cách truyền tải thông điệp một cách thuyết phục và chân thành đến với những tài năng chân chính.
Nhạy bén với dữ liệu
Doanh nghiệp trong thời đại hiện nay, cùng mong đợi rằng nhà quản trị nhân sự sẽ là những cố vấn đáng tin cậy cho tổ chức công ty đang trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết. Một nhà quản trị nhân sự tài giỏi cần thấu hiểu tất cả các hình mẫu và chiến lược kinh doanh của tổ chức, các động lực thị trường, phân tích cạnh tranh; và cách mà những yếu tố trên tác động đến vốn nhân lực như thế nào – từ tuyển dụng và hiệu năng làm việc, cho đến sự đa dạng và khả năng bao quát. Hơn thế nữa, các nhà quản trị nhân sự cũng cần có những chiến lược phát triển con người theo hướng linh hoạt và có tính thích nghi cao hơn.
Vì thế, không có gì lạ khi một trong những bước chuyển mình đáng nhớ nhất trong những năm gần đây – chính là sự chú trọng vào dữ liệu. Theo báo cáo gần đây từ HROS, “phân tích con người” là lĩnh vực mang lại nhiều sức ảnh hưởng cao nhất (22%), theo các chuyên gia nhân sự, 48% cho rằng tổ chức của họ đang có ý định đầu tư vào phần mềm phân tích con người trong ba năm tới. Điều này có nghĩa là các nhà quản trị nhân sự hiện đại sẽ có thể tiếp cận với một lượng lớn các dữ liệu về tuyển dụng, giữ chân nhân tài, hiệu năng và năng suất làm việc, sự hài lòng của nhân viên, và nhiều hơn thế nữa. Họ sẽ thu thập, đánh giá và cuối cùng là truyền tải các dữ liệu đó như thế nào khi thực hiện các chiến lược cho tổ chức mới là điều quan trọng.
Kỹ năng kể chuyện
Bất cứ nhà lãnh đạo nào đại diện và quản lý nhân viên cũng đều cần kỹ năng giao tiếp giỏi, và nhà quản trị nhân sự cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, kỹ năng kể chuyện có thể tác động và thu hút con người – kể cả bên trong và bên ngoài tổ chức – thì sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khi nhân sự đang dần trở thành một bộ phận mang tính đối ngoại nhiều, thì nhà quản trị nhân sự cũng cần “hóa thân” mình thành một nhân vật dẫn dắt mang tầm giá trị cho doanh nghiệp – chứ không phải chỉ là một công ty đang bán sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Và khả năng kết nối mạng lưới con người thông qua những câu chuyện thú vị chính là chiếc chìa khóa then chốt. Nó khiến cho mọi người bắt đầu quan tâm tìm hiểu về sứ mệnh và mục tiêu chung của công ty – và cuối cùng, là quyết định nộp đơn và gắn bó với công ty một khi được trúng tuyển đấy!