Nhu cầu hội nhập xã hội, khiến cho nhu cầu nhân sự ngành ngôn ngữ học càng thiếu đi. Hôm nay hãy cùng với Cùng bạn chọn trường tìm hiểu xem ngành Ngôn ngữ học sẽ học và làm gì nhé.
Ngành Ngôn ngữ học là chuyên ngành gì?
– Ngành ngôn ngữ học (tiếng Anh là Linguistics) là ngành đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy niềm đam mê nghiên cứu của sinh viên về ngôn ngữ học (ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ y học, ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp), về văn hoá các dân tộc ở Việt nam, góp phần thúc đẩy giao lưu giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
– Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về ngôn ngữ học; để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và trong công tác quản lí nhà nước về ngôn ngữ học. Giúp trau dồi kiến thức lý thuyết, kĩ năng phân tích, khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ loài người.
– Ngoài việc được đào tạo về lý thuyết Ngôn ngữ học, sinh viên còn được học thêm các kĩ năng bổ trợ như: giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Cơ hội việc làm của ngành Ngôn ngữ học
- Lĩnh vực báo chí, truyền thông: Làm biên tập báo, tạp chí, biên tập website, viết tin bài cho cơ quan báo chí. Xây dựng kịch bản truyền hình, kịch bản phim ngắn, viết nội dung tài liệu, dẫn chương trình trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình.
- Lĩnh vực quản lý văn phòng: Làm hành chính văn phòng như quản trị, quản lý, soạn thảo văn bản, quản lý hệ thống văn bản.
- Lĩnh vực dịch thuật: Sinh viên ngành ngôn ngữ học đang làm việc tại các nhà xuất bản, biên tập sách, báo, tạp chí, công tác xuất bản, công tác biên phiên dịch, biên soạn dịch thuật từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Lĩnh vực sáng tác: Các sinh viên ra trường có thể sáng tác ca từ nhạc, phê bình nghệ thuật tham gia hoạt động nghệ thuật.
- Nhân viên Marketing: Tại các doanh nghiệp, công ty về quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, ngoại giao, đối ngoại.
Tố chất cần cho một nhà Ngôn ngữ học:
Bạn đang đam mê ngành Ngôn ngữ, dưới đây là những tố chất cần có:
- Có kiến thức chuyên môn sâu, rộng;
- Có tính chăm chỉ, say mê tìm tòi và nghiên cứu;
- Kĩ năng phân tích và tổng hợp thông tin tốt;
- Có kĩ năng diễn đạt, thuyết trình tốt;
Tổ hợp môn thi ngành Quản lý văn hóa:
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)
- D04 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ học
Để theo học ngành Ngôn ngữ học, các bạn có thể đăng ký xét tuyển vào các trường đại học sau:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
Các bạn có những câu hỏi, thắc mắc thì liên hệ với chúng mình tại Fanpage Cùng bạn chọn trường nhé. Hoặc nếu các bạn có những lời tâm sự, hay muốn chia sẻ về cuộc sống, cuộc đời thời sinh viên của mình thì đừng ngần ngại chia sẻ với chúng mình tại Group Cùng bạn chọn trường.
Thông tin:
- Website: Cùng bạn chọn trường
- Facebook: Cùng Bạn Chọn Trường
0
/5Dựa trên 0 lượt đánh giá
5 Star
4 Star
3 Star
2 Star
1 Star
Bởi 01 đánh giá
Lọc theo
Pendaftaran Binance
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.