Ngành Chăn nuôi không dừng lại hiểu đơn giản là việc nuôi dưỡng động vật, mà còn là hành trình nghiên cứu khoa học về chăn nuôi, ứng dụng để nâng cao năng suất chăn nuôi và tạo ra nhiều lợi nhuận.
Nhiều bạn nghe đến chăn nuôi thì nghỉ đến việc nuôi dưỡng động vật, tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận rằng nếu các bạn tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại Học, nghĩa là các bạn phải vận hành hệ thống Chăn nuôi với quy mô lớn, nuôi số lượng lớn.
Chăn nuôi đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước Việt Nam, đặc biệt là đất nước nông nghiệp. Bạn sẽ khám phá cách kết hợp khoa học, kỹ thuật và tình yêu thương động vật để xây dựng hệ thống vận hành chuyên nghiệp, tạo ra thực phẩm an toàn và đáng tin cậy. Hãy chọn ngành Chăn nuôi để trải nghiệm một hành trình đầy hứa hẹn và ý nghĩa.
Hôm nay, Cùng bạn chọn trường giới thiệu bạn ngành học thực sự thú vị này.
Ngành Chăn nuôi được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Vậy khi tốt nghiệp ngành Chăn nuôi thì sinh viên làm gì? Làm việc tại đâu? Tính chất công việc ra sao? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để giải đáp phần nào thắc mắc.
1. Tìm hiểu về ngành Chăn nuôi
Ngành Chăn nuôi (Animal Husbandry) là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
Chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên môn sau: Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi gia cầm, Chăn nuôi trâu bò, Vệ sinh chăn nuôi, Giống vật nuôi, Hóa sinh động vật, Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Sinh lý động vật, Di truyền động vật.
Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được trang bị khả năng: tổ chức sản xuất; nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào sản xuất; hiểu biết về phòng bệnh gia súc, gia cầm; nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa; khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm, trâu bò sữa…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.
2. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với ngành Chăn nuôi
Tốt nghiệp ngành Chăn nuôi, các bạn có làm việc tại các viện nghiên cứu, các Công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thú y, hay như các trạm khuyến nông hoặc phòng nông nghiệp địa phương với các vị trí như:
- Trực tiếp tiến hành công tác kỹ thuật chăn nuôi như thiết kế chuồng trại, nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh thú y. Sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi.
- Nghiên cứu về di truyền giống, lựa chọn giống tốt. Tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm để tạo ra các loại giống mới cho năng suất và khả năng thích nghi cao hơn.
- Phối hợp với bác sĩ thú y trong quá trình thực hiện hồi phục sức khỏe cho vật nuôi. Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, …
– Ngoài ra kỹ sư chăn nuôi có thể tự mình mở và điều hành trại chăn nuôi, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi.
3. Những kiến thức, kỹ năng cần chuẩn bị để cho công việc với mức lương hấp dẫn
Để theo đuổi được mức lương cao từ một công việc tốt, đúng chuyên ngành, bạn cần phải chuẩn bị:
- Chuyên môn nghiệp vụ tốt, hiệu suất làm việc cao.
- Tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng tốt
- Có kỹ năng ngoại ngữ, thuyết trình và lãnh đạo tốt.
- Sự yêu nghề và tâm huyết với nghề.
4. Những tính cách phù hợp với ngành Chăn nuôi
Để có thể theo học ngành Chăn nuôi, người học cần có một số tố chất dưới đây:
- Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
- Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
- Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
5. Mức lương trung bình của ngành Chăn nuôi
- Mức lương của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, địa điểm làm việc, năng lực chuyên môn… Mức lương phổ biến của ngành dao đông từ 6 – 15 triệu/ tháng.
- Với những người tham gia hoạt động kinh doanh về Chăn nuôi, mức lương có thể lên tới 20 – 25 triệu/ tháng.
6. Các khối thi vào ngành Chăn nuôi
– Mã ngành: 7620105
– Ngành Chăn nuôi xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
- B00: Toán – Hóa – Sinh học
- D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh học
- D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
7. Điểm chuẩn của ngành Chăn nuôi
Điểm chuẩn ngành Chăn nuôi được tính theo hình thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ THPT. Cụ thể như sau:
- Với phương thức xét điểm thi THPT, điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng 14 – 17 điểm.
- Phương thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn dao động trong khoảng 20 điểm
8. Các trường có ngành Chăn nuôi
– Khu vực miền Bắc:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Hải Dương
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Tân Trào
- Đại học Tây Bắc
– Khu vực miền Trung:
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
- Đại học Bạc Liêu
- Đại học Cần Thơ
- Đại học An Giang
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
- Đại học Trà Vinh
Thông tin:
- Website: Cùng bạn chọn trường
- Facebook: Cùng Bạn Chọn Trường
0
/5Dựa trên 0 lượt đánh giá
5 Star
4 Star
3 Star
2 Star
1 Star
Bởi 02 đánh giá
Lọc theo
binance
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks! https://accounts.binance.com/en-IN/register?ref=UM6SMJM3
binance
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.