Ngành nông học có phải ngành học “quê mùa” hay là ngành học kiếm ra thu nhập cao với đất nước thuần túy nông nghiệp. Hãy Cùng bạn chọn trường tìm hiểu ngay về Ngành nông học.
Khi nông nghiệp không thể vắng bóng thì ngành nông học cũng là một ngành không thể thiếu đối với nhu cầu xã hội. Ta có thể nói, ngành nông học là trợ thủ đắc lực giúp nông nghiệp phát triển và đạt nhiều thành tựu. Ngành nông học không còn là một ngành mới, nhưng vẫn có sức hút rất lớn đối với người trẻ bởi những điều riêng biệt. Cùng tìm hiểu thêm về ngành học đặc biệt này nhé.
Khái quát ngành nông học
- Nông học là một ngành khoa học và kỹ nghệ nghiên cứu ứng dụng các loại thực vật thành thực phẩm, nhiên liệu, thức ăn gia súc và lấy chất xơ. Nông học bao gồm các ngành di truyền học về thực vật, sinh lý thực vật, khí tượng học và khoa học về đất trồng trọt. Đây là ngành ứng dụng của các ngành khoa học như sinh học, hóa học, sinh thái học, đất học và di truyền học.
- Những nhà Nông học thường nghiên cứu về nhiều vấn đề như là sản xuất thực phẩm, tạo ra các thực phẩm có lợi cho sức khỏe hơn, quản lý tác động của môi trường lên nông nghiệp và tạo ra năng lượng từ cây trồng. Nhà Nông học thường chuyên về các lĩnh vực như luân canh cây trồng, thủy lợi, thoát nước, giống cây trồng, phân loại đất, màu mỡ của đất, kiểm soát cỏ dại, côn trùng và kiểm soát dịch hại.
- Sinh viên ngành Nông học được đào tạo kiến thức tổng quát và chuyên ngành, bao gồm nhiều lĩnh vực như trồng trọt (kỹ thuật sản xuất, giống, bảo vệ thực vật…), chăn nuôi và thủy sản (giống, kỹ thuật sản xuất, thú y, vệ sinh môi trường…).
- Sinh viên ngành này cũng có cơ hội khám phá về bệnh cây, côn trùng, rau màu nông nghiệp; sinh lý động – thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, chọn tạo giống cây trồng; các kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản, quản lý môi trường ao nuôi, khuyến nông, IPM trong bảo vệ thực vật… để từ đó có thể nắm rõ việc nhận dạng, giải thích, hướng dẫn và quản lý cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản để vận dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với ngành nông học
Có khá nhiều người hiểu nhầm công việc của một kỹ sư nông nghiệp là ngày ngày ra đồng làm việc đồng án. Trên thực tế, công việc chính của kỹ sư nông nghiệp là nghiên cứu. Vì vậy, sinh viên ngành nông học sau khi tốt nghiệp thường làm việc tại các cơ quan, phòng thí nghiệm như:
- Cơ sở nghiên cứu ngành nông – lâm – ngư nghiệp cấp huyện, cấp xã; công ty hóa chất nông nghiệp hoặc viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, phòng thí nghiệm nông nghiệp và có thể tự lập trang trại, doanh nghiệp dịch vụ cây trồng và vật nuôi.
- Các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hóa chất nông nghiệp…
- Các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh – dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp trên cả nước, vùng đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp (các công ty sản xuất – kinh doanh giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, các dịch vụ kỹ thuật về giống, các công ty sản xuất hoa, nhà vườn…)
- Quản lý nhà nước về nông nghiệp: công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp như: Ban nông nghiệp xã, phòng nông nghiệp quận/huyện, các Sở nông nghiệp, khoa học công nghệ, các cơ quan khuyến nông, bảo vệ thực vật…
Những kiến thức, kỹ năng cần chuẩn bị để cho công việc với mức lương hấp dẫn
Để đạt được mức lương cao, có một công việc tốt, đúng chuyên ngành, bạn cần phải chuẩn bị cho bản thân:
- Sự yêu nghề, tâm huyết với nghề.
- Kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí làm việc.
- Kinh nghiệm từng trải khi làm việc tại các vị trí liên quan.
- Có kỹ năng nghiên cứu tốt, nhạy bén với sự thay đổi của động thực vật.
- Có các kĩ năng văn phòng tốt.
Những tính cách phù hợp với ngành nông học
Để có thể theo học ngành bảo vệ thực vật, người học cần có một số tố chất dưới đây:
- Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học, hóa học và sinh học.
- Yêu nông thôn và công việc nông nghiệp.
- Có khả năng phán đoán tốt, khả năng tổ chức công việc tốt.
- Thích công việc nghiên cứu, yêu thích các loại thực vật.
Mức lương trung bình của ngành nông học
Mức lương ngành Nông học đối với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì sẽ khoảng 5-9 triệu/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm và đảm nhận những chức vụ cao hơn thì mức lương sẽ khoảng 10-12 triệu/tháng.
Các khối thi vào ngành nông học
– Mã ngành Nông học: 7620109
– Ngành Nông học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa học
- B00: Toán – Hóa – Sinh học
- D08: Toán – Sinh – Tiếng Anh
Điểm chuẩn của ngành nông học
Điểm chuẩn ngành Nông học dao động trong khoảng 15 – 18 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.
Các trường có ngành nông học
Để theo học ngành Nông học, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:
– Khu vực miền Bắc:
– Khu vực miền Trung:
– Khu vực miền Nam:
Các bạn có những câu hỏi, thắc mắc thì liên hệ với chúng mình tại Fanpage Cùng bạn chọn trường nhé. Hoặc nếu các bạn có những lời tâm sự, hay muốn chia sẻ về cuộc sống, cuộc đời thời sinh viên của mình thì đừng ngần ngại chia sẻ với chúng mình tại Group Cùng bạn chọn trường.
Thông tin:
- Website: Cùng bạn chọn trường
- Facebook: Cùng Bạn Chọn Trường
0
/5Dựa trên 0 lượt đánh giá
5 Star
4 Star
3 Star
2 Star
1 Star
Bởi 01 đánh giá
Lọc theo
Реферальный бонус на binance
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.