Trong bối cảnh thế giới liên tục tiến bộ và biến đổi, ngành kinh doanh nông nghiệp không chỉ đứng vững mà còn đang thay đổi, tư duy sáng tạo và hướng đến bền vững. Được xem là một cánh cửa mở ra những cơ hội đa dạng và đầy thách thức, ngành kinh doanh nông nghiệp không chỉ mang trong mình những cảm xúc của những người nông dân truyền thống, mà còn là nơi gắn kết giữa khoa học, công nghệ, và tầm nhìn về tương lai. Các bạn hãy dõi theo Cùng bạn chọn trường để tìm hiều về Ngành Kinh doanh nông nghiệp nhé
1. Tìm hiểu ngành Kinh doanh nông nghiệp
- Kinh doanh nông nghiệp (tiếng Anh là Agricultural Business) được định nghĩa là bao gồm tất cả họat động liên quan đến sản xuất và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất tại các nông trại; việc tồn trữ, chế biến và tiêu thụ các hàng hóa nông sản và các sản phẩm có liên quan.
- Ngành Kinh doanh nông nghiệp là ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức khoa học về toán học, kinh tế học, quản trị học, chăn nuôi, trồng trọt, môi trường vào lĩnh vực Kinh doanh nông nghiệp, những kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, marketing và kiến thức chuyên sâu về quản lý sản xuất, nhân sự, marketing và tài chính để giải quyết các tình huống cụ thể trong các cơ sở sản xuất Kinh doanh nông nghiệp.
Nông Nghiệp Và Kinh Doanh: Hội Tụ Của Sáng Tạo và Bền Vững
- Ngoài ra, ngành học này còn cung cấp cho sinh viên các nguyên lý cơ bản của kinh doanh; môi trường kinh doanh và đặc thù của kinh doanh nông nghiệp; mối liên hệ giữa các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp; ứng dụng các nguyên lý kinh doanh vào các hoạt động thực tiễn trong kinh doanh nông nghiệp;thể hiện được hiểu biết về công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động chế biến nông sản.
- Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp thể hiện được các kỹ năng: phát hiện vấn đề, phân tích và đề ra quyết định đối với các vấn đề phát sinh; giao tiếp có hiệu quả với cá nhân/nhóm công tác, dự báo liên quan đến kinh doanh nông nghiệp xây dựng dự án đầu tư, quản lý điều hành công ty kinh doanh nông lâm thủy sản; thực hiện các seminar chuyên ngành.
Nếu bạn có hứng thú với nông nghiệp và muốn dấn thân với nó thì cũng có thể tìm hiểu thêm tại: Ngành kinh tế nông nghiệp và những điều bạn nên biết
2. Cơ hội việc làm ngành Kinh doanh nông nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại một số lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực kinh doanh: bán hàng trực tiếp, kế hoạch kinh doanh, quản lý doanh số, quản lý lực lượng bán hàng, thiết kế bán hàng;
- Lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng: thiết kế dịch vụ, duy trì dịch vụ chăm sóc khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng;
- Lĩnh vực quản trị: thuộc lĩnh vực sản xuất và tác nghiệp chung và trong nông, lĩnh vực nhân sự, nguyên vật liệu, dự án đầu tư, chương trình phát triển…
- Lĩnh vực phân phối và cung ứng: Phụ trách kênh phân phối, các hoạt động logistic trong doanh nghiệp;
- Lĩnh vực nghiên cứu thị trường: nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp và doanh nghiệp, hoặc các công ty nghiên cứu thị trường;
- Lĩnh vực truyền thông: thiết kế và quản lý các chương trình truyền thông marketing trong các doanh nghiệp hoặc công ty truyền thông;
- Lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh doanh: đăng ký kinh doanh, quản lý kinh doanh, hợp tác kinh doanh, quản lý thị trường, thanh tra…
Ngành kinh doanh nông nghiệp, lựa chọn của những sinh viên muốn quản lý kinh doanh trong tương lai
Với những lĩnh vực nêu trên, bạn có thể công tác tại một số địa điểm sau:
- Làm việc tại Bộ Nông Nghiệp, sở Nông nghiệp, sở Công thương ở các tỉnh thành, phòng Nông nghiệp, phòng kinh tế ở các huyện; các cơ quan nghiên cứu khoa học có liên quan đến nông nghiệp;
- Những đơn vị kinh doanh nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp;
- Làm việc tại các công ty cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, các công ty chế biến là “cỗ máy thực phẩm”cho loài người hay các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu về KDNN;
- Người học cũng có thể tự kinh doanh, theo đuổi niềm đam mê “vừa biết làm vườn, vừa biết bán hàng, vừa biết làm việc với nhiều người bán hàng khác”.
- Bên cạnh đó, người học còn có khả năng học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học độc lập bậc sau đại học về chuyên ngành: KDNN; Quản trị kinh doanh; Kinh tế nông nghiệp; Quản trị ngân hàng; Quản trị tài chính; Chính sách công…
3. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh doanh nông nghiệp
Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Kinh doanh nông nghiệp, cá nhân cần phải trang bị những phẩm chất sau đây:
- Khả năng Phân tích và Định hướng: Sự khả năng phân tích sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình thị trường, xu hướng tiêu dùng và cơ hội kinh doanh. Đồng thời, khả năng định hướng sẽ giúp bạn xác định được các mục tiêu cụ thể và lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp nông nghiệp của mình.
- Khả năng Làm việc độc lập và Chủ động: Ngành Kinh doanh nông nghiệp yêu cầu sự độc lập và khả năng tự quản lý công việc. Khả năng chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định là điểm mạnh quan trọng.
- Khả năng Xác định và Tổ chức: Việc xác định các nguồn tài nguyên cần thiết và tổ chức chúng một cách hiệu quả sẽ giúp bạn đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra một cách suôn sẻ.
Tố Chất Quyết Định Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp
- Kỹ năng Giao tiếp và Trình độ Tiếng Anh: Trong môi trường kinh doanh đa dạng và toàn cầu hóa, kỹ năng giao tiếp hiệu quả và khả năng sử dụng tiếng Anh là yếu tố quan trọng để tương tác với đối tác và khách hàng quốc tế.
- Khả năng Làm việc nhóm và Tập hợp thành viên: Ngành nông nghiệp thường liên quan đến các dự án và hoạt động nhóm. Khả năng làm việc cộng tác và tạo môi trường làm việc hiệu quả trong nhóm là rất cần thiết.
- Cập nhật và Vận dụng Công cụ, Phần mềm chuyên môn: Để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và thị trường, việc cập nhật kiến thức và vận dụng công cụ, phần mềm công nghệ vào hoạt động kinh doanh là điều không thể thiếu.
4. Các khối thi vào ngành Kinh doanh nông nghiệp
– Mã ngành: 7620114
– Ngành Kinh doanh nông nghiệp xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
5. Các trường đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp
Để theo học ngành Kinh doanh nông nghiệp, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:
– Khu vực miền Bắc:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
– Khu vực miền Trung:
- Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kom Tum
- Đại học Kinh tế – Đại học Huế
- Đại học Hồng Đức
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Nông Lâm TP.HCM
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân chưa biết nên chọn ngành học nào phù hợp thì hãy thao khảo ngay tại đây nhé:
Thông tin:
- Website: Cùng bạn chọn trường
- Facebook: Cùng Bạn Chọn Trường